Từ rạng sáng 17.7, phát hiện cá chết, những người giữ bè huy động người thân ở trong bờ cùng vớt cá với hy vọng phân loại cá thành từng khu vực khác nhau nhưng cá chết càng nhiều.
Cá bè nuôi trên hồ thủy điện Plei Krông, TT.Đăk Hà, H.Đăk Hà (Kon Tum) đang chuẩn bị xuất bán thì chết hàng chục tấn, đẩy người dân vào cảnh nợ nần, điêu đứng.
Theo UBND P.Khuê Mỹ, khu vực sông Cổ Cò có 31 hộ tham gia nuôi cá lồng bè, chủ yếu là cá diêu hồng và cá dìa. Đa số bè nằm ở địa bàn P.Khuê Mỹ, 1 số khác nằm thuộc P.Hòa Hải.
Theo các chủ bè, họ nuôi cá lồng đã lâu, trước đây đóng ở khu vực P.Hòa Cường Nam, sau nhiều lần di dời thì nuôi ở vị trí hiện tại, nhưng chưa bao giờ thấy cá chết hàng loạt và nhiều như vậy.
Người dân vớt xác cá Ảnh: Nguyễn Tú
Thống kê của UBND P.Khuê Mỹ cho hay hiện tượng cá chết đã lan sang 11 lồng bè trên tổng số 31 lồng, với số lượng từ 2 đến 10 tấn mỗi bè, ước tính đã có khoảng 20 tấn cá chết.
Số hộ nuôi còn lại cho hay trên bè của họ còn 60 tấn cá nhưng chưa rõ tình trạng, hiện phường vẫn đang tiếp tục thống kê thiệt hại.
Nhiều người dân sống ở xã Đại Thắng, (H.Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) lo lắng cho biết, những ngày gần đây nguồn nước ở khu vực khe Đá Mài bất ngờ bị đen ngòm, bốc mùi hôi thối khiến cá tự nhiên chết hàng loạt.
Với giá thị trường cá diêu hồng khoảng 40.000 đồng/kg, cá dìa khoảng 150.000 đồng/kg, thì thiệt hại của các hộ nuôi cá lên đến hàng tỉ đồng.
Theo các chủ bè, lứa cá này đã gần đến ngày xuất bán, người nuôi hy vọng sẽ bội thu, nhưng nay buộc phải vớt cá chết lên đi bán cho thức ăn gia súc để giữ môi trường nước, thiệt hại hàng trăm triệu đồng mỗi bè.
Số cá chết phải đi bán làm thức ăn gia súc Ảnh: Nguyễn Tú
Hiện Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên Môi trường Q.Ngũ Hành Sơn đang phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường TP.Đà Nẵng lấy mẫu nước khu vực để làm rõ nguyên nhân.
Bình luận (0)