Căng thẳng việc cho nước ngoài thuê đất trồng rừng

12/06/2010 00:56 GMT+7

* Kiên quyết rút giấy phép cho thuê đất rừng trọng yếu Hôm qua (11.6), không khí nghị trường đã trở lên “nóng” nhất, kể từ đầu phiên chất vấn, với những câu hỏi đầy “gai góc” liên quan đến vấn đề cho nước ngoài thuê đất trồng rừng.

Không phải trách nhiệm của Bộ(?)

Không lòng vòng, ĐB Nguyễn Văn Tuyết (Yên Bái) mở đầu phiên chất vấn: Việc tiến hành rà soát, kiểm tra, đánh giá cho thuê đất trồng rừng khi nào xong? Sau khi rà soát xong có cho các tỉnh tiếp tục cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và ký hợp đồng cho thuê đất đối với các dự án trồng rừng của nước ngoài?

Cùng mối quan tâm trên, ĐB Lê Như Tiến (Quảng Trị) nhận định, việc cho nước ngoài thuê đất dài hạn là lợi bất cập hại, không có tầm nhìn xa. ĐB Tiến đặt câu hỏi: “Các địa phương lý giải đã thực hiện đúng luật đầu tư nhưng việc làm này có phù hợp với pháp luật và an ninh quốc gia, pháp luật về biên giới, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên rừng?”.

Trong diện tích 305.353 ha
 
vừa qua đều là đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, không có rừng tự nhiên cũng như những khu đất để trồng rừng đặc dụng hoặc phòng hộ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết, số liệu tổng hợp tới cuối năm 2009, có 10 địa phương đã xem xét và có văn bản chấp thuận các dự án đầu tư trên tổng diện tích là 305.353 ha nhưng đây mới là chấp thuận chủ trương. Còn trên thực tế mới có văn bản giao để cho thuê 50 năm là 15.664 ha và đồng ý để liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp ở trong nước và bà con nông dân trong nước với các nhà đầu tư trên diện tích 18.160 ha, trên thực tế các nhà đầu tư đã trồng 15.183ha, khoanh nuôi 542 ha.

Bộ trưởng Phát cho rằng, theo Luật Đầu tư cũng như Luật Đất đai, việc xem xét cho thuê đất cũng như chấp thuận các dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND các tỉnh. Vì thế, các bộ chỉ có ý kiến khi được các địa phương có yêu cầu.

Toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh nhưng Bộ NN-PTNT nói là 10 tỉnh. Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha, Bộ NN-PTNT thông báo là 305.353 ha. Hầu hết đất nằm ở vị trí khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.


Ông Lê Quang Bình (Chủ nhiệm UB Quốc phòng, An ninh của QH)

Lý giải về chủ trương cho nước ngoài thuê đất rừng, Bộ trưởng Phát nói: “Cách đây 5, 10 năm, tình hình của đất nước ta có khác, đất trống đồi núi trọc rất nhiều, vì thế nên đã có chủ trương và ghi ở trong các văn bản rằng chúng ta hoan nghênh và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nhất là ở vùng sâu, vùng xa và coi đây là lĩnh vực ưu tiên. Hưởng ứng chủ trương đó, một số nhà đầu tư nước ngoài đã đến. Tuy nhiên, hiện nay tình hình đã thay đổi, nhiều doanh nghiệp và nhân dân chúng ta cũng có nguyện vọng trồng rừng và đất đai để trồng rừng hạn chế hơn, vì thế nên chúng ta rất phải cân nhắc. Tuy nhiên giải quyết những trường hợp các nhà đầu tư đã đến, các địa phương đã có cam kết, chúng ta cần thực hiện theo đúng các quy định của luật pháp, xem các trường hợp cụ thể, có tính đến lợi ích tổng hợp cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh quốc phòng”.

ĐB Lê Như Tiến  (Quảng Trị) “truy”: “Bộ trưởng có vai trò, trách nhiệm gì

Thực sự Bộ trưởng Phát không nắm được vấn đề. Bộ trưởng là tư lệnh cho lĩnh vực, Bộ trưởng nói rằng chỉ có hơn 300.000 ha dự kiến cho thuê chứ chưa phải cho thuê, nhưng nếu như dư luận không phát hiện kịp thời, đương nhiên việc này sẽ cho thuê. Cho thuê gần 400 nghìn ha, có nghĩa bằng diện tích của tỉnh Tây Ninh mà ở trên vẫn chưa biết thì như vậy trách nhiệm tổng tư lệnh trong quản lý ngành, lĩnh vực của đồng chí tới đâu?.
ĐB Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh)
trong việc cấp đất này khi phát hiện ra sự bất hợp lý và có dấu hiệu sai phạm ?”. Bộ trưởng: “Các địa phương đã có giấy chứng nhận đầu tư nhưng điều đó không có nghĩa là toàn bộ diện tích 305.353 ha đã được giao cho các nhà đầu tư. Mà trên cơ sở giấy chứng nhận này thì các nhà đầu tư phối hợp với chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành khảo sát làm rõ từng khu đất cụ thể và chỉ giao khi đất đó không có chủ quản lý hoặc không đáp ứng những yêu cầu khác, trên thực tế đã và đang làm như vậy”.

Ông Phát cũng cho biết, các địa phương có thiếu sót là khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ căn cứ vào những thông tin khảo sát sơ bộ nên đã có những nơi cấp cả những diện tích đã giao cho một số ít bà con nông dân hoặc thậm chí giao cho dự án khác. 

Về trách nhiệm của mình, ông Phát nói: “Theo luật pháp hiện hành, chúng tôi quản lý nhà nước về rừng, vì thế nên các địa phương thường chỉ hỏi và có ý kiến đối với Bộ khi có liên quan đến việc giao rừng. Trong diện tích 305.353 ha vừa qua đều là đất được quy hoạch để trồng rừng sản xuất, không có rừng tự nhiên cũng như những khu đất để trồng rừng đặc dụng hoặc phòng hộ”.

Hầu hết đất cho thuê nằm ở khu vực trọng yếu

Phiên chất vấn trở nên căng thẳng khi ông Lê Quang Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH cung cấp thông tin: “Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã tiến hành đi khảo sát, tuy đi không hết nhưng thông qua đi một số địa phương và thông tin ở Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì hiện nay, toàn quốc có 19 dự án nước ngoài được cấp phép trồng rừng tại 18 tỉnh nhưng Bộ NN-PTNT nói là 10 tỉnh. Với diện tích đất rừng là trên 398.374 ha, Bộ NN-PTNT thông báo là 305.353 ha”.

Dứt khoát rút giấy phép nếu không hợp lý

Được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, ông Võ Hồng Phúc - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đăng đàn, chia sẻ giúp Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Ông Võ Hồng Phúc cho biết: “Chúng tôi đã đi kiểm tra, hướng xử lý của chúng tôi là dừng tất cả các dự án triển khai về lâm nghiệp lại. Những cái nào hợp lý, quy mô vừa phải thì cho tiếp tục, cái nào không hợp lý, không đúng, diện tích quá nhiều, vào vùng quốc phòng an ninh dứt khoát rút giấy phép. Chúng ta rút phép được không? Thưa QH là được”, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, và giải thích: “Giấy phép đầu tư đều phải căn cứ vào Luật Ðất đai. Đất trồng rừng giao cho dân rồi làm sao lấy lại để giao cho nhà đầu tư được. Đất rừng tự nhiên phải theo Luật Lâm nghiệp, Nghị quyết 66 là 500 ha rừng tự nhiên phải trình QH, QH không cho phép, cho nên chúng tôi sẽ xử lý theo cách những dự án bất hợp lý, có ý đồ chiếm dụng nhiều đất đai thì rút giấy phép”.

Đặc điểm của đất giao thì trong báo cáo của Bộ NN-PTNT không nói rõ, nhưng theo ông Lê Quang Bình: “Hầu hết đất nằm ở vị trí khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn”.

Ông Bình đề nghị, tới đây Chính phủ cần xem phân cấp lại, nếu giao cho các địa phương thì Chính phủ phải có cơ chế kiểm tra kiểm soát, còn nếu không kiểm tra, kiểm soát được thì những trường hợp đã cho nước ngoài thuê đất phải báo cáo và được sự đồng ý của Chính phủ thì mới được giao.

Không có phản ứng nào về con số “vênh” mà ông Bình đưa ra, Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ sự nhất trí với ý kiến của ông Lê Quang Bình là cần phải xem xét kỹ về vấn đề phân công, phân cấp đối với các địa phương trong việc quyết định chủ trương đầu tư.

Ở một khía cạnh khác, ĐB Trần Việt Hưng (Hòa Bình) bức xúc trước việc cho thuê rừng với giá rẻ như cho không, ví dụ 1m2 đất mà giá cho thuê một năm chỉ với 2,75 đồng. Vì mất đất nên nhiều người dân đã phá rừng nguyên sinh để sản xuất, không có việc làm đã gây nhiều tệ nạn xã hội ở nông thôn miền núi.

Kiên quyết rút giấy phép cho thuê đất rừng trọng yếu

Trong cuộc trao đổi với báo chí hôm qua, bên hành lang QH, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh của QH, ông Lê Quang Bình (ảnh) cho biết, số diện tích đất rừng đã cho DN nước ngoài thuê, Bộ trưởng NN-PTNT báo cáo trước QH thấp hơn gần 100.000 ha so với số liệu giám sát của Ủy ban Quốc phòng - An ninh.

 
 Ảnh: L.Q.P

Địa phương có xin phép, nhưng Bộ trả lời chung chung

* Bộ NN-PTNT vừa báo cáo việc cho thuê đất rừng chủ yếu là rừng sản xuất nhưng trong nhận xét của ông (phát biểu tại QH - PV) lại cho rằng một số diện tích đất rừng cho thuê thực tế thuộc địa bàn quốc phòng an ninh đặc biệt. Tại sao lại có sự khác biệt này?

- Vừa rồi đi khảo sát về, chúng tôi thấy nếu nói chính xác thì phần lớn số diện tích đã ký và đã giao cho các công ty nước ngoài trồng rừng, là nằm trong khu vực trọng yếu về quốc phòng an ninh. Trong đó có một số thuộc rừng đầu nguồn, rừng sinh thái, rừng cần phải bảo vệ. Sau đây có lẽ nên xem xét lại thông tin báo cáo cho chính xác, nhưng cái quan trọng nhất chúng tôi thấy là Bộ trưởng KH-ĐT cũng đã trả lời là tới đây cho rà soát lại theo hướng những diện tích đất rừng nào xét thấy có thể giao được thì cho địa phương giao, còn những dự án nào thấy liên quan đến quốc phòng an ninh thì kiên quyết thu hồi giấy phép.

* Bộ trưởng NN-PTNT nói rằng một trong những nguyên nhân khiến dư luận bức xúc khi cho thuê đất rừng còn xuất phát bởi quy định phân cấp cho địa phương được cấp tới hơn 100 nghìn ha rừng. Ông đánh giá sao về chuyện phân cấp như thế?

- Tôi đề nghị phải xem xét lại thẩm quyền giao cho các địa phương giao đất cho các công ty trồng rừng. Nếu bây giờ vẫn giao quyền như cũ là địa phương được giao cả trăm nghìn ha đất trồng rừng thì vai trò của Chính phủ, đặc biệt các bộ liên quan như NN-PTNT, TN-MT và KH-ĐT, phải tăng cường kiểm tra. Nhưng vừa qua chúng tôi đi giám sát phát hiện có vấn đề thế này: thực tế các địa phương trước khi ký kết đều có báo cáo Chính phủ, báo cáo Thủ tướng, báo cáo Bộ NN-PTNT nhưng các bộ trả lời rất chung chung. Ví dụ có trả lời đồng ý về chủ trương nhưng đề nghị phải hỏi thêm ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, rồi đề nghị phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ mới được triển khai. Thế nhưng tôi xem các công văn địa phương chuyển đi thì thấy hỏi đi hỏi lại tới 3 - 4 lần nhưng không có câu trả lời. Cuối cùng không có trả lời thì tỉnh cứ ký thôi.

Không những thế, còn vấn đề nữa là chuyện kiểm tra các dự án thuê đất rừng. Việc DN nước ngoài thuê đất trồng rừng diễn ra lâu rồi nhưng không đi kiểm tra. Đến khi đồng chí Nguyên (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đồng Sỹ Nguyên - pv) nêu vấn đề lên báo thì lúc đó Chính phủ mới bắt đầu họp để kiểm tra. Ngay Ủy ban Quốc phòng - An ninh cũng vậy thôi, khi có ý kiến của đồng chí Nguyên mới đi nghiên cứu, đi khảo sát. Sau đó chúng tôi đã có văn bản báo cáo chính thức với Thủ tướng Chính phủ, với Ủy ban TVQH rồi nên không muốn nói kỹ vấn đề này nữa.

* Trong văn bản đó Ủy ban Quốc phòng An ninh kiến nghị cụ thể gì với Chính phủ và Quốc hội?

- Chúng tôi kiến nghị là phải tiến hành cho điều tra lại, những dự án nào không ảnh hưởng nhiều đến quốc phòng an ninh và đã trót giao cho các công ty nước ngoài, cần giữ quan hệ lâu dài, thì mới cho tiếp tục làm. Còn dự án nào liên quan tới an ninh quốc phòng thì kiên quyết rút giấy phép đầu tư. Nhưng mà trước mắt cần kiểm tra, ngăn chặn ngay việc các tỉnh tiếp tục cho thuê đất rừng.

Phải giao đất cho người dân, sau đó là ưu tiên cho doanh nghiệp trong nước

* Về quan điểm cá nhân, theo ông có nên cấp đất rừng cho các DN nước ngoài thuê sản xuất lâu dài không?

- Quan điểm của tôi là không. Tôi nói dứt khoát là không. Vì sao? Vì một là bây giờ chính các DN của chúng ta hiện nay đang phải đi thuê đất trồng rừng, trong khi đó đất trồng rừng của chúng ta lại cho DN nước ngoài thuê là bất hợp lý.

Mặt khác tôi thấy bây giờ người dân đang rất cần diện tích để trồng rừng vì dân ở miền núi, dân ở rừng phải sống bằng rừng. Cho nên quan điểm của tôi là đề nghị không giao rừng, không giao đất trồng rừng cho các công ty nước ngoài. Trước hết là phải giao đất cho người dân trồng rừng, sau đó là ưu tiên cho DN trong nước.

* Ông vừa nói các địa phương đã có xin ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi cấp phép cho DN nước ngoài thuê đất trồng rừng, dẫn tới sự cấp phép bất cập như đã nói. Quốc hội có kiến nghị xử lý trách nhiệm những bộ ngành liên quan vì sự “quan liêu” này không?

- Vấn đề này liên quan đến kỷ luật hành chính. Địa phương có xin ý kiến chứ không phải không xin. Thậm chí còn 2 - 3 lần xin vì chúng tôi có trong tay các văn bản đấy nhưng đều thấy trả lời rất chung chung, không dứt khoát.

* Số liệu giao đất rừng vênh nhau rất nhiều, ý kiến của ông thế nào về công tác quản lý nhà nước về vấn đề này?

- Tôi đang nghĩ có hai khả năng, khả năng thứ nhất là con số Bộ NN-PTNT lấy từ tháng 12.2009, còn chúng tôi vừa làm mới xong trước kỳ họp QH. Có thể thời điểm khác nhau nên con số khác nhau nhưng thực tế có sự vênh về số DN được cấp phép thuê đất rừng, số địa phương cho DN nước ngoài thuê đất rừng và cả diện tích đất rừng đã cấp phép.

* Bộ trưởng Cao Đức Phát khi trả lời chất vấn chưa hứa khi nào sẽ sửa và sửa như thế nào vấn đề này trong khi cử tri rất cần biết chuyện đó?

- Theo tôi ngay kết thúc kỳ họp này, đề nghị Chính phủ phải họp lại để bàn sâu, xử lý ngay, phải dứt khoát và đồng thời công bố công khai rộng rãi vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết.

* Xin cảm ơn ông!

Hải u (ghi)

Tuệ Nguyễn – Hải u

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.