Chủ tịch nước chia sẻ tình hình Biển Đông với kiều bào và bạn bè Mỹ

27/09/2015 14:05 GMT+7

(TNO) Câu chuyện về việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đã trở thành tâm điểm trong cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch nước với bà con Việt kiều tối 26.9 tại New York (Mỹ).

(TNO) Câu chuyện về việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đã trở thành tâm điểm trong cuộc gặp mặt giữa Chủ tịch nước với bà con Việt kiều tối 26.9 tại New York (Mỹ).

 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ và đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh tại buổi gặp mặt
- Ảnh: T.SơnChủ tịch nước Trương Tấn Sang; đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ và đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh tại buổi gặp mặt - Ảnh: T.Sơn

Trước đó, thông báo về những vấn đề thời sự, Chủ tịch nước cho biết một trong những thách thức ngày càng nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương là giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Đặc biệt, việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo đảo, đá với quy mô lớn tại Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông (DOC) đang gây quan ngại cho hầu hết các nước.

Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân trong nước luôn kiên định và quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bảo vệ hòa bình, ổn định, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982, thực hiện DOC, tiến tới COC.

Trong số những câu hỏi được bà con kiều bào gửi tới Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi gặp mặt, phần lớn là những trăn trở, suy tư về tình hình Hoàng Sa, Trường Sa.

Ông Lê Đức Lợi, một Việt kiều có quê gốc ở Nam Định chia sẻ sự lo lắng về việc bảo vệ chủ quyền trước việc Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động cứng rắn ở Biển Đông. “Ngoài vai trò của Chính phủ, làm thế nào để mọi người dân trong và ngoài nước có thể đóng góp, chung tay cho sự nghiệp này?”, ông Lợi đặt câu hỏi.

Nhấn mạnh câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa luôn luôn đau đáu hiện diện trong suy nghĩ và trái tim của hơn 90 triệu đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại sự thật lịch sử về việc câu chuyện Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đóng ra sao.

Theo đó, năm 1956, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình quốc tế để chiếm đóng một phần Hoàng Sa sau khi Hiệp định Geneve được kí kết. Năm 1974 khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam bước vào giai đoạn cuối cùng Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm phần còn lại của quần đảo này. Tiếp đó đến năm 1988, Trung Quốc lại tiếp tục dùng vũ lực chiếm đóng 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

kiều-bàoChủ tịch nước Trương Tấn Sang trò chuyện thân tình với kiều bào và bạn bè Mỹ  tại cuộc gặp mặt - Ảnh: T.Sơn

Chủ tịch nước khẳng định, khác với Trung Quốc, từ xa xưa các thế hệ người Việt đã thực hiện chiếm hữu và quản lý hai quần đảo này một cách hoà bình, liên tục. Theo Chủ tịch nước, tại Hội nghị San Francisco 1951 được tổ chức tại Mỹ, các quốc gia tham dự đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều đó có nghĩa là kể từ năm 1951, cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ tịch nước khẳng định việc Trung Quốc chiếm đóng hai quần đảo này hoàn toàn chỉ dựa trên vũ lực và sức mạnh quân sự. “Về phía Việt Nam, chúng ta đã nhiều lần tuyên bố với thế giới rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý và thực tiễn để khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch nước, trong nhiều năm qua, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Trong nước, hệ thống luật pháp đã được xây dựng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Về mặt luật pháp quốc tế, Việt Nam cũng đã gửi các hồ sơ khẳng định chủ quyền như hồ sơ ranh giới thềm lục địa ra LHQ... 

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cùng các quốc gia liên quan đấu tranh đi đến khẳng định việc tiếp sau Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải có văn bản có tính chất ràng buộc chắc chắn về vấn đề này là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Theo Chủ tịch nước, điều quan trọng với các nước nhỏ giải quyết tranh chấp phải dựa vào luật pháp quốc tế và cộng đồng quốc tế. Đây là điều Việt Nam đã kiên trì thực hiện xuyên suốt nhiều năm qua tại các diễn đàn quốc tế đặc biệt tại các diễn đàn của ASEAN.

Ghi nhận những tình cảm, tâm tư của kiều bào đối việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc là điều “bất biến”, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn kiều bào ở nước ngoài tiếp tục hướng về quê hương cùng nhân dân trong nước góp phần chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

kiều-bàoChủ tịch nước ghi nhận những tâm tư, tình cảm của bà con Việt kiều tại Mỹ. Ảnh : T.Sơn

Ông John McAuliff, Giám đốc điều hành Quỹ Reconciliation and Development (Quỹ Hòa giải và phát triển) đặt ra là vào những năm 60 - 70, để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của mình, Việt Nam đã chống lại Mỹ nhưng giờ đây, cần nhìn nhận như thế nào về việc Việt Nam lại kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông?

chủ-tịch-nướcCộng đồng Việt kiều tại Hoa Kỳ bày tỏ sự vui mừng được tiếp đón Chủ tịch nước. Ảnh : T.Sơn
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng cần nhìn câu chuyện dưới hai góc độ quá khứ và hiện tại. “Những gì xảy ra ở quá khứ có lẽ tất cả chúng ta đều không muốn nó xảy ra. Năm 2013, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, tôi đã trao cho Tổng thống Obama bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho Tổng thống Truman từ 1946 với mong thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Nhưng rất tiếc, mong muốn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không thực hiện được. Hai nước đã xảy ra cuộc chiến tranh với nhiều đau thương”, Chủ tịch nước nói.

Nhắc lại cuộc gặp với Tổng thống Obama hồi 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Tổng thống Obama cũng đã bày tỏ sự đáng tiếc rằng khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam vào 2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ nhưng cuối cùng lịch sử đã không đi đúng hướng.

“Lúc đó tôi đã nói với Tổng thống Obama mong rằng từ nay hai nước chúng đi sẽ đi đúng hướng, ông có đồng ý không? Và tổng thống Obama đã rất tán đồng điều đó”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chia sẻ. Câu chuyện mà Chủ tịch Trương Tấn Sang nhắc lại đã nhận được những tiếng vỗ tay nồng nhiệt trong khán phòng.

Theo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hiện tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập khuôn khổ Đối tác toàn diện. Trước đó quá trình bình thường hoá quan hệ đã diễn ra trong suốt 20 năm. “Trong đời sống hằng ngày cũng như trên báo chí Việt Nam và cả Hoa Kỳ, nói đến quan hệ hai nước, không có ai dùng từ “kẻ thù” nữa, mà thay vào đó là “bạn bè”. Đó là điều nhân dân cũng như nhà nước hai bên đều mong muốn”, Chủ tịch nước nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.