>> Tái cơ cấu chậm do nể nang, lợi ích nhóm
>> Cần 'bàn tay sắt' để cắt lợi ích khi tái cơ cấu kinh tế
>> Cần đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
>> Quốc hội quyết nghị giám sát tối cao thực hiện tái cơ cấu kinh tế
>> Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm
>> Cổ đông lớn thiếu hợp tác để tái cơ cấu ngân hàng
>> Cần tái cơ cấu niềm tin !
Đối với việc giải quyết kiến nghị cử tri về chính sách đặc thù đối với khu tái định cư thủy điện, TVQH nhận xét Chính phủ và Bộ Công thương đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có việc ban hành nhiều chính sách liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất phục vụ dự án thủy điện. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện của các cơ quan hữu quan đối với kiến nghị của Ủy ban TVQH còn chậm, mới chỉ xem xét, giải quyết đối với một số dự án tái định cư của một số công trình thủy điện cụ thể.
“Đây là vấn đề cần được các cơ quan hữu quan khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án công trình thủy điện, bảo đảm cho người dân có điều kiện sinh kế bền vững, lâu dài. Việc quy hoạch khu tái định cư phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới”, TVQH đề nghị.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm an toàn đập thủy điện, báo cáo cho hay Chính phủ đã chỉ đạo, các bộ, ngành, các địa phương tăng cường kiểm tra, đề ra nhiều giải pháp trữ nước và vận hành xả nước, vừa bảo đảm nước cho sinh hoạt, nước cho sản xuất, vừa bảo đảm an toàn các đập thuỷ lợi, thuỷ điện trong mùa mưa lũ. Mặc dù vậy, công tác quản lý an toàn đập còn một số tồn tại, hạn chế.
“Hệ thống văn bản pháp luật quy định về vấn đề này còn bất cập, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ; công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thực tế chưa được thường xuyên, một số nơi việc thực hiện các quy định để bảo đảm an toàn đập còn hình thức, chiếu lệ; chưa có cơ quan điều phối chung giữa các chủ đập đối với các hồ chứa trên cùng lưu vực khi tham gia xả lũ”, cơ quan giám sát nhìn nhận.
Đồng thời Ủy ban TVQH đề nghị các bộ, ngành có liên quan tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, có phương án cụ thể phòng, chống lũ lụt, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra; nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, trước hết là khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; quy định về trình tự, thủ tục, nội dung lập, thẩm định và phương án phòng, chống lũ lụt vùng hạ du, bảo đảm an toàn tuyệt đối đối với các đập thuỷ lợi, thuỷ điện vào mùa mưa lũ.
Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Ủy ban TVQH cho biết, thời gian qua, Thủ tướng đã phê duyệt 17/21 đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và quyết định dừng thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế đối với 3 TĐ và chuyển đổi tương ứng thành các tổng công ty; các bộ cũng đã hoàn thành phê duyệt 31 đề án tái cơ cấu các tổng công ty trực thuộc. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban TVQH, “tiến độ thực hiện tái cơ cấu DNNN còn chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu quả chưa cao; cơ chế quản lý, vấn đề lao động, chế độ tiền lương, sử dụng tài sản, sử dụng vốn nhà nước trong các DN chưa được hoàn thiện…”. Theo đánh giá của Ủy ban TVQH, việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa bền vững; vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng vẫn chưa giải quyết được căn bản. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới còn cao. |
Bảo Cầm
>> Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A
>> Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận 2 dự án Luật
>> Khai mạc phiên họp thứ 6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
>> Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 6
>> Khai mạc Phiên họp thứ 38 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
>> Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 32
>> Chính phủ chuẩn bị 6 dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội
>> Tái cơ cấu ngân hàng quá chậm
>> Trọng tâm là tái cơ cấu ngân hàng
>> Cổ đông lớn thiếu hợp tác để tái cơ cấu ngân hàng
>> Xây dựng Đề án tái cơ cấu ngân hàng
Bình luận (0)