Gặp nhân chứng sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma - Trường Sa

14/03/2016 21:55 GMT+7

Ông Thoa kể, rạng sáng 14.3.1988, phía Trung Quốc nổ súng tấn công đảo Gạc Ma. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và các chiến sĩ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ cờ và chủ quyền Tổ quốc trên đảo nên đã anh dũng hy sinh.

Ông Thoa kể, rạng sáng 14.3.1988, phía Trung Quốc nổ súng tấn công đảo Gạc Ma. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và các chiến sĩ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ cờ và chủ quyền Tổ quốc trên đảo nên đã anh dũng hy sinh.

Ông Hồ Quốc Dũng (bên trái) tặng quà cho cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa - Ảnh: Hoàng TrọngÔng Hồ Quốc Dũng (bên trái) tặng quà cho cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa - Ảnh: Hoàng Trọng
Chiều 14.3, nhân dịp kỷ niệm 28 năm sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma - Trường Sa (1988 - 2016), Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng đại diện cho lãnh đạo tỉnh này đã cùng với lãnh đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự TP.Quy Nhơn đến thăm, tặng quà cho cựu binh Gạc Ma Lê Minh Thoa.
Ông Thoa năm nay 48 tuổi, đang làm chủ một quán phở ở TP.Quy Nhơn (Bình Định).
Tại buổi gặp mặt, ông Thoa đã kể sơ lược về sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma - Trường Sa năm 1988 mà ôngg đã trực tiếp tham gia với lãnh đạo tỉnh Bình Định và bày tỏ nguyện vọng được xem xét, giải quyết chế độ thương binh.
Ông Hồ Quốc Dũng đề nghị ông Thoa nộp hồ sơ để các ngành chức năng xem xét, giải quyết.
Cùng ngày, ông Võ Vinh Quang, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định cùng Giám đốc Sở LĐ-TB-XH và đại diện một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đã đến thăm cựu binh Lê Minh Thoa.
Ông Thoa nhập ngũ năm 1985 và trở thành hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1, Lữ đoàn 125 Hải quân (đóng tại TP.HCM), được phân công làm nhiệm vụ sửa chữa máy móc trên tàu HQ - 602. Đầu năm 1988, ông Thoa được tăng cường sang tàu HQ - 604 làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa.
Ông Thoa kể lại: Chiều 13.3.1988, khi tàu HQ - 604 đang neo đậu tại đảo chìm Gạc Ma của Việt Nam thì tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu, dùng loa khiêu khích.
Rạng sáng 14.3.1988, phía Trung Quốc nổ súng tấn công đảo Gạc Ma. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và các chiến sĩ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ cờ và chủ quyền Tổ quốc trên đảo nên đã anh dũng hy sinh.
Cùng lúc, tàu HQ - 604 cũng bị trúng đạn của địch, bị hư hỏng và bị cháy. Ông Thoa cố gắng chữa cháy cho tàu HQ - 604 và bị thương.
Tàu HQ - 604 chìm, ông Thoa nhảy khỏi tàu và ôm được hai trái bí (là lương thực trên tàu), lênh đênh trên biển gần 1 ngày rồi bị Trung Quốc bắt.
Năm 1991, ông Thoa và nhiều chiến sĩ khác của Việt Nam mới được Trung Quốc trao trả.
Trong quá trình chiến đấu, công tác, ông Thoa được nhận Huân chương chiến công hạng Ba, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, hạng Nhì...
Ông Lê Minh Thoa trình bày nguyện vọng với lãnh đạo tỉnh Bình Định - Ảnh: Hoàng Trọng
Ông Thoa (ở giữa) trò chuyện thân mật với những người đến thăm gia đình trong ngày 14.3 - Ảnh: Hoàng Trọng
Ông Thoa và cha của mình vui vẻ đón khách đến thăm trong ngày kỷ niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Gạc Ma  - Trường Sa 
Tên quán phở của cựu binh Lê Minh Thoa - Ảnh: Hoàng Trọng

Các huân chương mà ông Thoa được trao tặng - Ảnh: Hoàng Trọng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.