Mong muốn của nhân dân được ông Hà tóm gọn trong 3 câu hỏi: “Môi trường biển đã an toàn hay chưa? Hải sản đã an toàn hay chưa? Việc nuôi trồng thủy hải sản đã an toàn hay chưa?”. Ông Hà cho rằng đây là những mong muốn chính đáng, dễ hiểu của người dân.
tin liên quan
Vẫn chưa rõ đã 'ăn được cá' hay chưa?Các chuyên gia đánh giá biển đang phục hồi, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần... Nhưng câu hỏi cụ thể là 'biển đã sạch, cá đã ăn được hay chưa' vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát.
Tuy nhiên, ông Hà cho rằng những công bố hôm nay là những dấu hiệu đáng mừng vì biển đang tốt lên. Rằng với sự nỗ lực của các chuyên gia, các nhà khoa học trong một thời gian dài thì đến bây giờ có thể khẳng định được việc hầu hết các vùng biển tại 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã an toàn để bơi bội, thể thao dưới nước... Ông Hà cho rằng, tới đây Bộ sẽ tiếp tục cung cấp chính xác tọa độ, diện tích những khu vực biển an toàn và những khu vực biển chưa an toàn để người dân biết.
|
Ông Hà cũng cho rằng sau hội nghị này, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục giám sát, nghiên cứu; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN-PTNT có những bước tiếp theo và khi nào tất cả đã an toàn thì Bộ TN-MT sẽ cùng với các cơ quan chuyên môn có một hội nghị khác để tuyên bố điều này chứ không phải làm điều đó vào hôm nay.
Trước đó, tại hội nghị đã có rất nhiều ý kiến chất vấn về các kết luận mà nhóm khoa học do Bộ TN-MT lập để nghiên cứu môi trường biển 4 tỉnh miền trung. Trong đó, đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Phương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế hỏi nếu hàm lượng các chất (xyanua, phenol, sắt...) hòa tan, giảm dần theo thời gian nhưng chúng sẽ “đi về đâu?”. Ông Phương cũng hỏi trong báo cáo có nêu “hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian” nhưng giảm đến giới hạn nào là cho phép?
PGS - TS Nguyễn Văn Hợp (Trường ĐH Khoa học Huế) cũng cho rằng báo cáo về chất lượng cá chết là quá chung chung, khó gây được niềm tin.
Đáp lại các chất vấn này, ngoài các câu trả lời của đại diện Bộ TN-MT còn có sự tham gia của ông Đỗ Hữu Tuấn, Phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế).
Ông Tuấn đính chính số liệu về hàm lượng chất độc trong cá chết dẫn báo cáo của Bộ TN-MT là do Bộ Y tế gửi qua để tham khảo chứ Bộ Y tế vẫn đang nghiên cứu, chưa có công bố chính thức. Ông Tuấn cho rằng phải chờ đến khi Bộ TN-MT công bố vùng biển sạch thì Bộ Y tế sẽ căn cứ vào đó để đẩy mạnh công tác giám sát chất lượng cá. Đại diện Bộ NN-PTNT cũng phát biểu là chờ công bố vùng biển sạch của Bộ TN-MT.
|
Nói về điều này, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân mới đỡ lời rằng việc trên cần có sự đồng hành của các bộ chứ không ai chờ ai, vì có câu trả lời sớm cho nhân dân chừng nào thì tốt chừng đó. Ông Nhân cũng nói rằng, hội nghị lần này sẽ công bố những thông tin theo kiểu “biết được chừng nào thì nói được chừng đó”, còn chưa biết thì tiếp tục nghiên cứu.
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về việc đến bao giờ môi trường biển mới trở lại như thời điểm trước khi xảy ra sự cố có chết ven biển do Formosa xả thải, GS - TS Mai Trọng Nhuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhóm trưởng nhóm chuyên gia do Bộ TN-MT tập hợp thực hiện nghiên cứu này cho biết: “Số liệu bấy giờ của chúng tôi có được chưa thể trả lời chính xác ngày nào. Nhưng giờ chúng tôi có các số liệu cho thấy môi trường biển đang hồi phục tốt. Thứ nhất là các hàm lượng chất ô nhiểm giảm rất nhanh, có nơi 90%. Thứ hai, khôi phục hệ sinh thái san hô từ hủy diệt hoàn toàn giờ đang trở lại cùng với các sinh vật biển. Câu hỏi này muốn trả lời được cần có thêm thời gian, thêm nghiên cứu”.
Đối với các câu hỏi: “Khi nào ăn được cá?”, “Cá nào ăn được?”, ông Nhuận cho biết cái đó phải chờ trả lời của Bộ Y tế và Bộ NN-PTNT.
tin liên quan
Formosa hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề: Đi biển còn để bảo vệ chủ quyền!Nói về việc Formosa có cam kết hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng, đi biển ngoài mang lại thu nhập, còn là phong tục và bảo vệ chủ quyền.
Bình luận (0)