Khó khăn đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện

17/12/2014 11:00 GMT+7

(TNO) Đó là một trong những vấn đề chính đưa ra tại buổi làm việc của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc hội TP tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân ngày 17.12

(TNO) Đó là một trong những vấn đề chính đưa ra tại buổi làm việc của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Thường trực Đoàn Đại biểu Quốc hội TP tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân ngày 17.12.

Học viên cai nghiện tại Cơ sở xã hội Nhị Xuân - Ảnh: Diệp Đức Minh
Từ khi có đề án cắt cơn, giải độc, tư vấn tâm lý thì Trung tâm Giáo dục dạy nghề và Giải quyết việc làm Nhị Xuân chuyển đổi thành Cơ sở xã hội Nhị Xuân để tiếp nhận những đối tượng nghiện lang thang, không có nơi cư trú ổn định để cắt cơn, giải độc trước khi chuyển đến các trung tâm cai nghiện và giải quyết việc làm của TP. Hiện cơ sở đang quản lý 759 người nghiện không có nơi cư trú ổn định để cắt cơn, giải độc.
Tuy nhiên, quy trình mới đã gặp phải nhiều khó khăn.
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM cho biết sau 15 ngày truy quét đã đưa 1.115 người trên địa bàn 14 quận huyện vào 2 cơ sở Nhị Xuân và Bình Triệu.
Tuy nhiên, tình trạng người nghiện ma túy tổng hợp tại các trung tâm cắt cơn cũng gặp không ít khó khăn.
“Nói nôm na mình phải giữ xác họ. Bản thân họ xử họ luôn, mình phải bảo vệ họ mà không được sử dụng nhiều biện pháp.”
Theo ông Dũng, chỉ 50% người nghiện ma túy tổng hợp mới nhận thức bản thân sau 15 ngày và thật sự cần đến 2 tháng cai nghiện họ mới nhận thức bản thân hoàn toàn.
Cũng theo ông Dũng, đến nay vẫn chưa có hồ sơ nào chuyển đến Tòa án quận để có quyết định đưa người nghiện vào các trung tâm cai nghiện theo quy trình. Nguyên nhân do người nghiện chủ yếu có hộ khẩu ở tỉnh và mất thời gian xác nhận nơi cư trú. Bên cạnh đó, việc xác định tình trạng nghiện khó khăn hơn do tỉ lệ người nghiện ma túy tổng hợp chiếm tỉ lệ cao.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, yêu cầu Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM tăng cường các biện pháp nhằm rút ngắn quy trình.
“Làm gì lắm vậy, tui làm tòa án thì chỉ cần 3 ngày thôi,” bà Mai nói ngay khi nghe báo cáo về vướng mắc và tòa án cấp quận sẽ cần thêm 15 ngày để xem xét ra quyết định.
Tuy nhiên, bà Mai nhận định công việc rất khó khăn và các bộ phận liên quan đã rất cố gắng để tiếp nhận đối tượng nghiện không có nơi cư trú ổn định.
Bà Mai yêu cầu phải đảm bảo giới hạn quy trình trong 37 ngày như Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Sở Y tế cần tăng cường vai trò trong việc xác định tình trạng nghiện để tăng tốc quy trình đưa người nghiện vào các trung tâm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.