Khu tưởng niệm Hoàng Sa: Nhắc nhớ nghĩa sĩ Việt Nam

21/12/2015 15:41 GMT+7

Đề cập đến những sự kiện sẽ được khắc tên tại trong khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa sẽ được xây dựng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng ban Tuyên giáo Lien đoàn Lao động (LĐLĐ) VN cho biết: “Người dân đất Việt không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền. Khu tưởng niệm được làm trên tinh thần đó chứ không làm riêng sự kiện gì”.

Đề cập đến những sự kiện sẽ được khắc tên tại trong khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa sẽ được xây dựng ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng ban Tuyên giáo Lien đoàn Lao động (LĐLĐ) VN cho biết: “Người dân đất Việt không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền. Khu tưởng niệm được làm trên tinh thần đó chứ không làm riêng sự kiện gì”.

Đồ án “Người mẹ thắp lửa - Ngọn lửa tưởng niệm và thắp sáng hy vọng” được chọn xây dựng Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa - Ảnh: Trung Hiếu chụp lại đồ ánĐồ án “Người mẹ thắp lửa - Ngọn lửa tưởng niệm và thắp sáng hy vọng” được chọn xây dựng Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa - Ảnh: Trung Hiếu chụp lại đồ án
Đồ án “Người mẹ thắp lửa - Ngọn lửa tưởng niệm và thắp sáng hy vọng” (của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư bất động sản Việt Tín) đã được LĐLĐ VN chọn để xây dựng Khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa tại H.Lý Sơn, Quảng Ngãi. 
Phương án này theo ban tổ chức đã nhận được 88,9% số phiếu tán thành của Hội đồng bình chọn (Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, cùng sự tham gia của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật TP.HCM, Hội Kiến trúc sư TP.HCM).
Bao nhiêu người đã ngã xuống
Chia sẻ lý do xây dựng khu tưởng niệm khi một số đồ án thiết kế tiêu biểu được trưng bày lấy ý kiến người dân ở TP.HCM tuần trước, ông Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam – nhấn mạnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được người Việt xác lập chủ quyền từ xa xưa. Trong thời nhà Nguyễn, các đội hùng binh được chúa Nguyễn cử đi thực hiện nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa vẫn còn lại những bút tích, công lệnh do các đời vua nhà Nguyễn ký. Các ngư dân Việt Nam từ xa xưa cũng đã có mặt và thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa.
Tuy nhiên từ năm 1974, Trung Quốc ngang ngược đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và thành lập chính quyền Tam Sa. Từ đó, ngư dân Việt Nam không yên ổn đánh bắt cá ở đây vì bị Trung Quốc thường xuyên xua đuổi. Đến năm 1988, Trung Quốc lại đánh chiếm một số đảo chìm của quần đảo Trường Sa, đặc biệt là chiếm bãi Gạc Ma, tiếp tục gây khó dễ cho ngư dân trong việc đánh bắt ở các ngư trường truyền thống của người Việt.
“Chính phủ Pháp đã trao trả chủ quyền Hoàng Sa cho Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Việt Nam sau này đã kế thừa chủ quyền này. Để gìn giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, biết bao người con đất Việt đã ngã xuống, kể cả binh lính Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974 và sau này nhiều ngư dân của Việt Nam đã ngã xuống vùng biển này. Việc xây dựng khu tưởng niệm là bắt nguồn từ nguyện vọng của nhân dân, ngư dân và đặc biệt là để cho thế giới và thế hệ sau này hiểu rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam”, ông Tùng nói.
Ông Tùng nhấn mạnh: “Bây giờ quần đảo Hoàng Sa lọt vào tay Trung Quốc nhưng chúng tôi tin rằng con cháu chúng ta phải lấy lại bởi đó là một phần máu thịt, đất nước Việt Nam”.
Ông Đặng Ngọc Tùng (ngoài cùng bên phải) - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - xem một số đồ án thiết kế tiêu biểu trong lần trưng bày lấy ý kiến người dân ở TP.HCM - Ảnh: Trung Hiếu
"Miễn là người Việt Nam..."
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên qua điện thoại sáng 21.12, ông Nguyễn Văn Đông - Trưởng ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho hay tối nay (21.12) ông Đông sẽ vào Quảng Ngãi khảo sát thật kỹ chuẩn bị cho lễ đặt viên đá đầu tiên của khu tưởng niệm vào ngày 17.1.2016.
Trước câu hỏi liên quan về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 để giữ đảo có được đề cập, ông Đông cho hay sẽ không đưa danh sách 74 người lính Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã ngã xuống ở Hoàng Sa vào khu tưởng niệm.
Ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc Công ty đầu tư bất động sản Việt Tín – đơn vị có phương án thiết kế được chọn – chia sẻ: Hoàng Sa là vùng biển đảo rất hiểm trở mà từ hàng trăm năm trước có nhiều người ra đi không trở về. Khi ra bờ kè biển thì thấy những người phụ nữ ở Lý Sơn ngóng đợi chồng con.
“Người dân hàng trăm năm qua vẫn bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Nhưng giờ đây vùng biển đó Trung Quốc chiếm, ngư dân không có chỗ trú núp tránh bão, lại thường xuyên bị đánh, cấm, tịch thu thuyền bè, ngư cụ. Tôi nhìn hình ảnh những người vợ mỗi lần tiễn, chờ chồng, con ra khơi rất xúc động. Từ đó, tôi nghĩ đến hình tượng người mẹ ngóng chồng con trở về", ông Dũng nói.
Theo ông Đông, ý tưởng xây dựng khu tương niệm là để tri ân nghĩa sĩ Hoàng Sa từ xưa đến nay, đó là ngư dân và lực lượng bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa chứ không nói cụ thể lực lượng nào. Tuy nhiên, lịch sử và quá trình bảo vệ Hoàng Sa sẽ được điểm lại trong phần nghi lễ khởi công khu tưởng niệm.
“Người dân đất Việt không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền. Khu tưởng niệm được làm trên tinh thần đó chứ không làm riêng sự kiện gì”, ông Đông nói.
Họa sĩ Huỳnh Văn Mười - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, thành viên hội đồng bình chọn khu tưởng niệm - cho biết ý nghĩa của tượng đài người mẹ được chọn nhìn ra hướng biển để nhắc nhở mọi người rằng đó là một phần của tổ quốc mà bà mẹ đang đau lòng nhìn về Hoàng Sa, mong muốn đứa con trở về với đất liền.

Theo ông Mười, từ nghĩa sĩ phải hiểu theo nghĩa rộng. Đó không hẳn chỉ là người chiến sĩ mà là bao gồm cả ngư dân, đội hùng binh, nhân viên khí tượng, chiến sĩ… Tổng LĐLĐ Việt Nam đã rất tinh tế khi lấy cái tên nghĩa sĩ mang ý nghĩa khái quát lịch sử Hoàng Sa và chọn tượng đài là hình ảnh bà mẹ cầm đèn bão chờ chồng con về chứ không phân biệt từng đối tượng cụ thể.

“Việc đưa danh sách 74 người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng rất đáng làm và sẽ được lòng dân. Bởi việc bảo vệ Hoàng Sa không cần phân biệt chính thể, miễn là người Việt Nam thì phải đứng lên bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Hoàng Sa. Người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng được coi là chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo như biết bao người dân Việt Nam từ trước đến nay”, ông Mười khẳng định.

Cũng ở trong hội đồng bình chọn, KTS Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam – cũng đồng tình khu tưởng niệm để tri ân mọi thế hệ người Việt liên quan đến lịch sử bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa chứ không phân biệt bất cứ chế độ, thời kỳ nào.

“Trong khu tưởng niệm sẽ có bức tường dài hơn trăm thước sẽ diễn tả tất cả lịch sử thăng trầm của Hoàng Sa. Hiện nội dung ghi trên bức tường này chưa được công bố và đây chính nhiệm vụ của các nhà lịch sử. Quan điểm của tôi thì không nên phân biệt”, ông Vạn bày tỏ.

Cựu binh Lê Hữu Thảo, người trực tiếp tham gia trận hải chiến Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa ngày 14.3.1988, khẳng định nên đưa danh sách 74 người lính hi sinh ở Hoàng Sa vào khu tưởng niệm. Theo cách hiểu của cựu binh Thảo, từ nghĩa sĩ chính là chiến sĩ cầm súng, giáo, gươm để chống ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, chứ ngư dân, người làm khí tượng thì không gọi là nghĩa sĩ.

“Tôi tin rằng một phần khu tưởng niệm chắc chắn để tri ân 74 người lính Việt Nam Công Hòa đã hi sinh trong trận chiến Hoàng Sa. Là người Việt Nam và không tiếc máu xương bảo vệ lãnh thổ Việt Nam thì phải coi đó là người có công đối với dân tộc. Trong trận Hoàng Sa đó, những người lính Việt Nam Cộng Hòa không đụng độ với quân đội nhân dân Việt Nam mà là đánh nhau với ngoại xâm để bảo vệ biển đảo thì sự hi sinh của họ cần được ghi nhớ”, ông Thảo nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.