Lao động nước ngoài vào Việt Nam phải nói được tiếng Việt?

14/01/2016 12:00 GMT+7

'Chính phủ bảo hộ lao động trong nước bằng cách đưa ra các rào cản kỹ thuật và ra quy định người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải nói được tiếng Việt”, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) kiến nghị.

'Chính phủ bảo hộ lao động trong nước bằng cách đưa ra các rào cản kỹ thuật và ra quy định người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải nói được tiếng Việt”, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) kiến nghị.

Lao động Trung Quốc làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh - Ảnh: Nguyên DũngLao động Trung Quốc làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh - Ảnh: Nguyên Dũng
Tại Hội thảo thị trường lao động (LĐ) VN sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập (AEC), do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 13.1, bà Hà Thị Minh Đức, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay khi gia nhập AEC, VN sẽ có thể hưởng lợi lớn trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất thông qua chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế.
Ngoài ra, VN sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho các dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô lớn giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất LĐ; đồng thời thu hút được LĐ chất lượng cao. Tuy nhiên, theo bà Đức, tại thời điểm này AEC mới chỉ cho phép dịch chuyển LĐ có kỹ năng trong 8 lĩnh vực nghề gồm: kỹ thuật, điều dưỡng, kiến trúc, dịch vụ khảo sát, hành nghề y khoa, nha khoa, kế toán, du lịch. LĐ đang làm việc trong 8 ngành nghề này chỉ chiếm 1% trên tổng số LĐ. Đây là thách thức không nhỏ bởi lâu nay VN chủ yếu xuất khẩu LĐ có tay nghề thấp.
Không chỉ gặp thách thức khi ra nước ngoài làm việc, theo các chuyên gia, khi gia nhập AEC, các LĐ VN cũng sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Mặc dù VN đã có quy định LĐ nước ngoài làm việc tại VN phải có giấy phép và bằng ĐH trở lên, nhưng ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) lo ngại, sẽ có một bộ phận không nhỏ LĐ thất nghiệp do không đủ sức cạnh tranh với LĐ ngoại. Do đó các văn bản bảo vệ LĐ trong nước, phù hợp với cam kết quốc tế cần phải được nghiên cứu.
Ngoài việc các LĐ phải nâng cao kỹ năng để cạnh tranh với LĐ ngoại, ông Thái Phúc Thành, Phó cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), cho rằng Chính phủ cũng cần phải có chính sách bảo hộ LĐ trong nước thông qua hàng rào ngôn ngữ. “Chính phủ đưa ra thông tin, định hướng, thậm chí là tổ chức thị trường để người LĐ có được thông tin. Bên cạnh đó, Chính phủ bảo hộ LĐ trong nước bằng cách đưa ra các rào cản kỹ thuật. Theo tôi nên đề ra quy định người nước ngoài làm việc ở VN phải nói được tiếng Việt”, ông Thành kiến nghị.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.