Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre, chủ bãi xe dù có đưa thẻ hay giữ xe miệng cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng, dù đó là xe ô tô hay xe gắn máy.
Trên thực tế, đối với xe ô tô còn có chuyện đậu xe ở lòng đường do nhà nước quản lý và thu phí bến bãi. Đây không phải là hợp đồng gửi giữ vì phí thu được phải nộp ngân sách nhà nước và đặc biệt trong trường hợp này chủ tài sản phải tự quản lý lấy tài sản. Phân tích dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Đăng Vỹ, Đoàn luật sư TP.HCM, nói: “Trong trường hợp chỉ thu phí bến bãi đậu xe, nếu có mất mát xảy ra, chủ xe tự chịu. Tuy nhiên, trường hợp mất xe Innova ở núi Bà Đen mà Báo Thanh Niên đề cập thì lại khác. Đơn vị giữ xe cung cấp thẻ giữ xe ô tô cho khách hàng tức là đã ký cam kết nhận giữ xe cho khách. Xảy ra mất mát, đơn vị này phải bồi thường chứ không thể “né” bằng cách nói in nhầm vé”.
Dưới một góc độ khác, luật sư Lương nhìn nhận cũng có những trường hợp nhận giữ xe nhưng “lách” trách nhiệm bằng cách cho thuê chỗ đậu. “Trong những trường hợp này, phải xem xét kỹ ở nhiều góc độ. Nếu việc thu phí đậu xe là giả tạo để che giấu việc giữ xe thì giấy thu phí bến bãi, thu phí đậu xe không có giá trị. Đặc biệt, phí thì phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quản lý phí và lệ phí. Còn bãi xe thu “phí” làm nguồn lợi, là doanh thu của đơn vị thì không thể xem là “phí” mà bản chất đó là tiền giữ xe. Như vậy, bãi xe không thể chối bỏ trách nhiệm”.
Theo luật sư Phạm Văn Minh, Đoàn luật sư TP.HCM, khi khách hàng đến quán ăn hay cửa hàng, cửa hiệu… có tổ chức giữ xe thì giữa khách và cửa hàng đó đã xác lập một hợp đồng gửi giữ tài sản (chiếc xe), nên nếu làm mất xe thì bên nhận giữ xe phải có trách nhiệm bồi thường. Theo điều 618 bộ luật Dân sự, khi xảy ra việc mất xe của khách, chủ quán có tư cách pháp nhân phải là người bồi thường cho khách hàng. Sau đó, chủ quán được quyền yêu cầu nhân viên được phân công giữ xe hoặc công ty dịch vụ phải bồi hoàn lại số tiền mà quán đã bồi thường cho khách. Nếu hai bên không đàm phán được thì người thiệt hại có quyền gửi đơn yêu cầu tòa án quận nơi đặt bãi giữ xe giải quyết”.
Ý kiến Sai là đổ cho nhầm lẫn Tôi thấy ông phó trưởng ban quản lý khu di tích đã không thuyết phục khi nói rằng: "Số tiền được thu (10.000 đồng/vé) là tiền thu phí bến bãi chứ không phải là tiền phí giữ xe. Do sự lơ là trong quản lý nên đã in nhầm thành vé giữ xe ô tô”. Cứ làm gì sai là đổ cho nhầm lẫn, không biết khi nhận lương ông ấy có nhầm tờ 20.000 đồng và tờ 500.000 đồng không nhỉ? Nguyen (tanbeo86@gmail.com) Ai dám đến tham quan khu di tích này nữa? Tôi thấy thực tế các điểm giữ xe ô tô chỉ lấy tiền chứ chẳng có giữ xe. Với tâm lý xe ô tô có khóa điện tử, chỉ có chủ mới có thể lái xe đi nên nhiều điểm giữ xe chẳng cần để ý xem ai lái xe ra khỏi bến bãi. Trong trường hợp này, tôi rất thất vọng khi nghe những lời phát ngôn của người quản lý khu di tích. Nói kiểu vô trách nhiệm thế này thì du khách nào còn dám đến tham quan khu di tích nữa? Hữu Nguyên (nguyenhanam@gmali.com) Không thể đổ lỗi Đã là dịch vụ thì mọi chuyện phải rõ ràng, anh nhận tiền trông xe của tôi thì khi xảy ra mất mát anh phải chịu trách nhiệm chứ không thể đổ lỗi. Minh Khang (khangqtanphu@yahoo.com)
Ban CTBĐ |
Lê Nga
>> Công an điều tra vụ "đi chơi, mất xe hơi
>> Đi chơi, mất xe hơi
>> A dua đi cướp, rốt cuộc mất xe và phải ngồi tù
>> Mất xe máy... vì trú mưa
>> Mất xe trong tích tắc ngay trước mặt
>> Tin bạn gái mới quen, mất xe máy
Bình luận (0)