(TNO) Hiện tại, nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bày bán các loại nấm Trung Quốc, không rõ về nguồn gốc xuất xứ đang khiến người tiêu dùng hoang mang.
>> Nấm kim châm không hạn sử dụng bán tràn lan
>> Đậm đà ruốc nấm đông cô
>> Tìm được giả dược điều trị ngộ độc nấm
>> Cứu sống 5 người ngộ độc nấm rừng
>> Cứu sống hai bệnh nhân Lào bị ngộ độc nấm
>> Phòng ngừa ngộ độc nấm
Tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, nấm là sản phẩm bán kèm của nhiều quầy hàng rau xanh. Tuy nhiên, loại nấm nuôi trồng tại Việt Nam lép vế hơn nhiều loại nấm Trung Quốc, đựng trong túi ni lông không có tên đơn vị nhập khẩu.
Khi hỏi về nguồn gốc xuất xứ của những loại nấm này, nhiều tiểu thương lắc đầu và cho biết nhập hàng từ chợ đầu mối rồi mang về bán lẻ theo từng lạng cho người tiêu dùng.
Các loại nấm kim châm, nấm sò, hải sản, nấm đùi gà không rõ nguồn gốc này được bán với giá từ 11.000 – 18.000 nghìn đồng/túi.
|
Còn tại chợ Nam Đồng (quận Đống Đa), chợ dân sinh Nguyễn Quý Đức (quận Thanh Xuân), phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận, tiểu thương bày bán tràn lan nhiều loại nấm đùi gà, nấm sò để trong túi ni lông cỡ lớn, cũng không có thông tin về nguồn gốc sản phẩm.
Chị Hoa, tiểu thương tại chợ Nam Đồng cho hay, phần lớn nấm ở chợ là hàng Trung Quốc, mua buôn theo từng cân hoặc túi, muốn mua loại nào cũng có.
Chị Hoa cho biết, một vài ngày gần đây khách mua nấm hỏi nhiều thông tin về nơi sản xuất nên chỉ lấy hàng đóng theo túi nhỏ, tuy nhiên sức tiêu thụ đã giảm hơn so với một tuần trước đây.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Vũ Oanh, đại diện Marketing, Công ty công nghệ xanh Hưng Phát hiện đang kinh doanh các loại nấm nhập khẩu với thương hiệu Biovegi cho biết, xét về điều kiện thời tiết, Việt Nam có thể nuôi trồng, sản xuất được nấm kim châm, nấm rơm, nấm sò, nấm hương và đùi gà.
Nhưng thực tế, sản lượng nấm trong nước chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu tiêu thụ. Nấm Trung Quốc hiện vẫn có thị phần lớn nhất ở thị trường Việt Nam.
Người tiêu dùng không quá lo lắng mà nên chọn mua sản phẩm trên bao bì có đầy đủ thông tin chi tiết về nơi sản xuất trong nước hoặc doanh nghiệp nhập khẩu nếu là sản phẩm nước ngoài.
|
Theo ông Oanh, riêng với nấm kim châm Hàn Quốc và Nhật Bản, họ thường đóng gói bao bì riêng, chất liệu túi ni lông mềm mượt, hình ảnh và chữ in sắc nét khác hẳn với loại bao bì hàng Trung Quốc thô cứng, màu đục, hình ảnh hơi lòe loẹt, chữ mờ. Về màu sắc, nấm của Hàn Quốc và Nhật Bản thường có màu trắng ngả vàng chứ không có độ trắng tinh khiết như nấm Trung Quốc.
Về thời gian sử dụng của nấm, ông Oanh cho rằng, trong điều kiện bảo quản tại các siêu thị với nhiệt độ từ 1 - 5 độ C, nấmTrung Quốc chỉ có từ 7 - 10 ngày, sản phẩm Hàn Quốc khoảng 45 ngày, còn của Nhật là gần 50 ngày. Ở các chợ dân sinh, hạn sử dụng của nấm ngắn hơn. Nếu trời khô ráo, nấm chỉ để được khoảng 1 - 2 ngày là hỏng.
“Khi nấm chuyển sang màu vàng, trong túi có tiết chất nhờn, bốc mùi khó chịu, rễ nấm bở bóp vỡ vụn, chân không còn chặt là dấu hiệu nấm đang bị hư hỏng, tuyệt đối không nên sử dụng”, ông Oanh nói.
Hoàng Phan - Hồng Hạnh
Bình luận (0)