Nguyên Phó giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt: Chi xong là xoá dấu luôn

26/10/2015 12:36 GMT+7

(TNO) 10 giờ 15 phút sáng nay 26.10, Tòa bước sang phần thẩm vấn 6 bị cáo nguyên là quan chức ngành đường sắt Việt Nam.

(TNO) 10 giờ 15 phút sáng nay 26.10, Tòa bước sang phần thẩm vấn 6 bị cáo nguyên là quan chức ngành đường sắt Việt Nam. 

bi-cao-bang-tai-phien-toaBị cáo Bằng tại phiên tòa sáng nay
Phần thẩm vấn bắt đầu với bị cáo Phạm Hải Bằng (Nguyên Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam). Theo lời khai, tuyến đường sắt đô thị dài 28 km từ Yên Viên đến Ngọc Hồi (Hà Nội) có tổng giá trị hợp đồng tuyến 01 vào khoảng 320 tỉ đồng. Phương thức thanh toán định kỳ hàng tháng sẽ được giải ngân sau khi nhà thầu tư vấn công bố. Khoảng 2 tháng một lần sẽ thanh toán.
Ngay sau khi dự án triển khai, chủ đầu tư và nhà thầu dự đoán có những khó khăn, có những cái vượt quá thẩm quyền của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Khi có những phát sinh sẽ báo cáo cấp trên để bổ sung. Chính vì vậy, đã có phụ lục hợp đồng 01 và đã được phía Nhật Bản - JICA, Bộ Tài chính thẩm định, điều chỉnh giá trị tăng thêm gần 8% so với giá trị hợp đồng (tương ứng với hơn 84 tỉ đồng).
“Về nguyên tắc khi ký hợp đồng, chi phí do ai chi trả?”, Chủ tọa hỏi. Bị cáo Bằng khai: Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) không phải trả. “Vậy tại sao JTC đưa khoản tiền trên? Ban quản lý có đề nghị đưa tiền không?”, Chủ tọa hỏi tiếp. “Không”, bị cáo Bằng trả lời.
“Bị cáo là người thực hiện dự án, có bàn nội dung lớn về triển khai. Trong quá trình làm việc với JTC, có bàn đến các khó khăn. Nhà tư vấn trình bày trước, cho rằng sẽ đảm bảo các nội dung từ trước. Riêng về các thủ tục tại Việt Nam họ không rõ”, bị có Bằng khai.
Chủ tọa ngắt lời và hỏi tiếp “tại sao trong hợp đồng không đưa các nội dung tiên lượng những khó khăn”. Bị cáo Bằng khai: “Đã có trong hợp đồng”. Chủ tọa cho rằng, vậy thì phải lấy tiền trong hợp đồng chứ không phải khoản bên ngoài. Tại sao trong các buổi thương thảo không nêu trong hợp đồng về những khó khăn mà bị cáo lại lấy tiền ngoài hợp đồng. Bị cáo khai có uỷ quyền cho Phạm Quang Duy.
Bị cáo này còn khai, số tiền 11 tỉ đồng không phải phục vụ cho Ban quản lý các dự án đường sắt nên không nhập vào sổ kế toán, giấy tờ. “Chi tiêu trên không phải trong hệ thống Nhà nước quy định nên đã không lưu lại trong sổ sách. Mỗi lần chi xong lại xoá đi”, bị cáo Bằng khai.
“Có bao giờ bị cáo chủ động đặt vấn đề JTC phải hỗ trợ tiền không?”, Chủ tọa truy tiếp. “Không ạ, chỉ nêu trong các cuộc họp với phía nhà thầu chứ không đề nghị riêng lẻ”, Bằng khai.
Cũng tại phiên sơ thẩm, bị cáo Bằng khai chỉ nhớ tương đối toàn bộ số tiền là khoảng 11 tỉ đồng, chứ không nhớ chính xác bao nhiêu, chỉ nhớ dùng vào các khoản chi tiêu bị cáo đã khai tại cơ quan điều tra.
Trả lời câu hỏi của vị Chủ tọa “Bị cáo nhận thức gì về khoản tiền đã nhận?”, bị cáo Bằng khai: “Đây là khoản tiền tư vấn, lẽ ra họ phải thực hiện trong quá trình triển khai tư vấn. Do JTC không hiểu nên bị cáo đã thay mặt sử dụng và chi tiêu. Lẽ ra JTC phải chi nhưng Ban quản lý đã chi hộ cho họ".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.