(TNO) Khó có thể tả hết các cung bậc cảm xúc của người được đặc xá, người chưa được đặc xá, thân nhân gia đình... trong buổi lễ đặc xá ở trại giam Thủ Đức (Bình Thuận) sáng 31.8.
Sum vầy trong vòng tay người thân
|
Anh Danh Thảo (25 tuổi, ngụ Kiên Giang) chia sẻ: "Quãng thời gian học tập, lao động cải tạo giúp tôi hiểu hơn hết giá trị của lao động, giá trị của cuộc sống đời thường, những điều bình thường nhưng đầy ý nghĩa mà lúc ở ngoài xã hội chúng tôi không hề quan tâm...".
Từ sáng sớm, các phạm nhân đã tập trung ở hội trường trại giam để làm thủ tục đặc xá
|
Trong buổi đặc xá này, anh Ngô Liên Hoàn (Giám đốc Công ty XD - TM - DV Liên Hoàn tỉnh Bình Thuận) tâm sự: "Cách đây gần 10 năm tôi cũng ngồi đây trong hoàn cảnh là một người được đặc xá". Mặc dù đã gần 10 năm trôi qua, nhưng cảm xúc của anh về những ngày đầu tiên trở về hòa nhập với cộng đồng vẫn còn nguyên vẹn. Bao khó khăn, vất vả, những định kiến, những ánh mắt e dè... của người đời đè nặng lên vai. Nhiều lúc anh Hoàn cảm thấy bế tắc, nhưng vì muốn khẳng định bản thân, nên anh đã cố gắng để đạt được thành công hôm nay.
Bên cạnh những phạm nhân hào hứng, hạnh phúc vỡ òa vì sắp trở về với gia đình, cũng còn không ít người tủi thân vì mình chưa đủ điều kiện xét đặc xá.
Chị Nguyễn Thụy Ngọc Băng: Tôi biết chúng ta không thể đổi những gì đã xảy ra nhưng có thể thay đổi thái độ sống
|
Mặc dù quyết định đặc xá đã được thông báo, nhưng một số phạm nhân "ở lại" vẫn cố tìm tên mình trên bảng thông báo đặc xá
|
Cán bộ trại giam điểm danh trước khi bắt đầu buổi lễ đặc xá
|
Giây phút hồi hộp khi nghe thông báo quyết định đặc xá
|
Tòan cảnh buổi đặc xá
|
Cháu nhỏ theo mẹ trong buổi lễ đặc xá
|
Vui vẻ đọc quyết định đặc xá
|
Người được đặc xá không biết chữ cũng sẽ được phát giấy chứng nhận xóa mù chữ sau khi hoàn thành các lớp xóa mù được tổ chức ngay trong trại
|
Ký tên và lăn tay trong quyết định đặc xá
|
Mẹ con vui đùa trước thời điểm đặc xá
|
Bình luận (0)