|
Tại hội thảo, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn (Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật TP.HCM) trình bày về một số kết quả phân tích a xít oxalic trong thực phẩm từ cuối tháng 6 đến ngày 10.12.2013 tại Trung tâm Sắc ký Hải Đăng (TP.HCM) như sau:
Trong số 369 mẫu bún, bánh phở, hủ tiếu được kiểm nghiệm, có 112 mẫu có chứa a xít oxalic, với hàm lượng từ 24,2 - 1.100 mg/kg.
|
26 mẫu măng muối qua kiểm tra có 25 mẫu có chứa a xít oxalic.
Và trong 54 mẫu các loại khác (há cảo, bánh cuốn, nấm mèo…) qua kiểm nghiệm có 35 mẫu có chứa a xít oxalic…
Theo giáo sư Sơn, a xít oxalic là loại không được phép cho vào thực phẩm.
Trong rất nhiều loại thực phẩm như rau, củ, quả, ngũ cốc… có chứa a xít oxalic (a xít oxalic trong tự nhiên). Nhưng khi ta rửa, nấu thì hàm lượng a xít oxalic có sẵn trong thực phẩm sẽ giảm đi, không gây nguy hiểm.
Theo TS.BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, a xít oxalic thường được sử dụng trong công nghiệp và gia dụng, không được dùng chế biến thực phẩm (nhằm tẩy trắng thực phẩm).
Thanh Tùng
>> Ngâm măng chua bằng hóa chất độc hại
>> Phát hiện hơn 30 tấn măng tươi ngâm hóa chất
>> Cần Thơ phát hiện cơ sở sử dụng hóa chất tẩy trắng bún
>> 14 mẫu bún, bánh phở ở Cà Mau có chất tinopal
>> Măng tươi tự nhiên cũng chứa a xít oxalic hàm lượng cao
Bình luận (0)