Những trường hợp được công nhận liệt sĩ

14/09/2010 23:59 GMT+7

Vừa rồi đọc Báo Thanh Niên, tôi rất ngưỡng mộ “Hiệp sĩ đường phố” Nguyễn Xuân Chinh. Tôi muốn biết những trường hợp nào được phong tặng danh hiệu này, thương binh từ trần có được công nhận liệt sĩ? (Nguyễn Thanh Vũ - Q.Thủ Đức, TP.HCM)

Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng: Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công" .

Những thương binh thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận liệt sĩ sau khi mất: Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát; Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và huy hiệu Thương binh. Những trường hợp kể trên bị thương trong những tình huống sau: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh để lại thương tích thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát trong các trường hợp: suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát; suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp tỉnh trở lên, được xác nhận là liệt sĩ.

Thân nhân liệt sĩ sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.

Lê Công Sơn (tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.