Kong: Skull Island, chuyện bây giờ mới kể

27/02/2016 10:28 GMT+7

Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình.  Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình. Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình. Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình. Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình.

Khi tôi bấm phím máy tính viết những dòng này, đã là file word bài thứ 5 chỉ trong chưa đầy 5 tiếng đồng hồ và tôi đã cóp, tải, xử lý cả trăm cái ảnh; chập tối rồi mà tôi cũng chưa ăn trưa. Tất cả vì theo Kong: Skull Island – bộ phim bom tấn do một hãng sản xuất lừng danh Hollywood thực hiện một số cảnh tại Quảng Bình.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra sân bay tặng hoa cho đoàn, trong ảnh là nam tài tử Tom Hiddleston

Sau một thời gian chuẩn bị, cuối cùng chuyên cơ chở dàn sao của bom tấn Kong: Skull Island cũng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới vào sáng 22.2, đến sáng 26.2, họ lại xách vali lên chuyên cơ đi Hà Nội, kết thúc thời gian quay ở Quảng Bình.
Chỉ 5 ngày, nhưng Kong: Skull Island đã tạo ra cơn chấn động không nhỏ trong dư luận, đặc biệt trong làng báo Việt Nam; mà cụ thể là những nhà báo, phóng viên trực tiếp thực hiện tại Quảng Bình.
Sáng 22.2, khi ngồi cùng lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình chờ đón đoàn phim ở sân bay, tôi nói vui mà thật với lãnh đạo sở rằng viết văn hóa nghệ thuật không phải dễ, nhất là về mảng điện ảnh. Nó cần sự chuyên sâu và một quá trình theo dõi, trong khi chúng tôi là những phóng viên thường trú quen làm thời sự. Quả thực, nhiều phóng viên mang không ít lo lắng, bởi đây là đoàn phim đến từ nước ngoài với những ngôi sao đình đám làng giải trí danh tiếng. Với đoàn lên đến 150 người, việc nhận diện ra các mục tiêu chính trong dòng người ồ ạt từ bên trong sân bay ra là thách thức không nhỏ cho cánh báo chí.

Ngôi sao gạo cội Samuel L. Jackson trong vòng vây của nhiều người khi ra cửa sân bay Đồng Hới

Về phía mình, trước đó tôi đã liên tục xem tin tức và hình ảnh về những ngôi sao Hollywood nên không khó để phát hiện ra. Tuy nhiên, trong điều kiện đông người, bị che chắn và các sao bước đi khá nhanh thì để chụp được những tấm hình ưng ý là điều không dễ. Thêm nữa, tôi lại tham lam muốn ghi được hình ảnh từ khi họ bước ra, được tặng hoa rồi ra xe như nào cho đầy đủ nên cứ chạy, chụp, nhìn vào trong xem có sao nào ra tiếp hay chưa, rồi chụp và chạy, kể cả bị ngăn cản, rồi “nhờ vả” từ bộ phận đón tiếp phía Việt Nam. Thế rồi tôi cũng có những tấm hình được gọi là đẹp, tạm hài lòng và phấn chấn hẳn ra, xua đi mệt mỏi.
Việc đoàn phim danh tiếng đến quay một số cảnh thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước
Đó chỉ là mới khởi đầu của hành trình gian nan. Đoàn làm phim đặt yếu tố bí mật lên rất cao, luôn giữ kín mọi thứ, yêu cầu các đối tác Việt Nam không được hé nửa lời, phim trường thì bảo vệ dày đặc vòng trong vòng ngoài. Trở ngại tác nghiệp không hề nhỏ. Chuyện phát sinh từ đây.
Phải khẳng định rằng báo chí không thể không đưa tin, hình ảnh vì đó là nhiệm vụ và trách nhiệm thông tin với bạn đọc. Thứ hai, đây là cơ hội cực lớn để quảng bá hình ảnh quê hương Quảng Bình nói chung và Việt Nam nói riêng ra với thế giới. Mỗi một con chữ hay hình ảnh đưa lên lúc này, có dính đến đoàn đều vô cùng giá trị, nó lớn hơn bất cứ hình thức quảng cáo nào khác, bởi hấp lực sẵn có của bộ phim và những ngôi sao trong đoàn. Trong tâm tôi luôn ý niệm về điều này, tôi tin một số phóng viên khác cũng vậy.
Nhưng chúng tôi vấp phải những rào cản có thể nói là quá mức, đến nỗi cười chảy cả nước mắt. Trên mạng, trên các báo đã đầy rẫy hình ảnh về đoàn và những cảnh xe cộ vòng ngoài của phim trường; đoàn cũng đã đóng máy, rút đi gần hết khỏi phim trường Yên Phú (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa) nhưng chúng tôi nói như gãy cả lưỡi xin lực lượng công an bảo vệ cho chụp ảnh mấy cái mái bạt trăng trắng ở phía xa tít thôi họ cũng không cho. Chúng tôi chẳng đi vào bên trong phạm vi, chỉ đứng ở ngoài chụp vào. Thực ra những hình ảnh đó không có giá trị gì nhiều nhưng cái máu trong người chúng tôi cứ muốn chụp. Vẫn biết họ làm thế là vì trách nhiệm của họ nhưng trong hoàn cảnh đó, cái máu nghề của chúng tôi lại đang sôi sục. Lúc đó tôi cảm giác mình như kẻ nghèo đi ăn xin mà bị nhà giàu khước từ.

Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts vô tư chụp ảnh cùng với các phóng viên tác nghiệp tại sân bay Đồng Hới

Để tác nghiệp ở phim trường Yên Phú, cánh phóng viên phải luồn lách trong làng, băng đồi bất chấp mưa lạnh, bẩn thỉu. Lần khác, một nhà báo đi chung với tôi cứ loay hoay nhìn và hỏi tôi với ánh mắt lén lút, sợ sệt, đầy lo lắng. Ở đây là lo không có sản phẩm, cái tâm lý của người làm báo nó thế. Và khi đó, tôi cảm giác như kẻ xấu, đang làm điều tội lỗi. Chính xác thì một cán bộ an ninh của Công an tỉnh Quảng Bình viết trên trang Facebook cá nhân về tôi như một kẻ “trộm” – từ nguyên văn, vì tôi đã chụp nhiều hình ảnh liên quan từ các vị trí “chiến lược” của mình. Nhưng điều hài hước là trên Facebook của anh này lại đưa nhiều ảnh của phim trường và các ngôi sao mà anh ta chụp chung.
Tôi tự hỏi, nếu không nói, không viết, không đưa hình ảnh thì liệu mấy ai biết đến câu chuyện Kong: Skull Island ở đây và về mảnh đất đầy nắng gió, mưa bão này. Cơ hội sẽ đến mà trôi đi lặng lẽ, kinh tế du lịch chẳng thu được gì sau khi đoàn rời đi. Trong khi lãnh đạo tỉnh đang cố mọi cách để tận dụng thời cơ này, để kích cầu du lịch địa phương; tôi nghĩ nhiều người muốn như thế.
Tôi cũng nghĩ, đoàn làm phim sẽ không phàn nàn điều gì. Họ hiểu ở phương Tây, báo chí còn săn đuổi dữ dội hơn. Sáng nay 26.2, khi tiễn đoàn, tôi có hỏi ý này với Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng thì ông cũng trả lời vậy. Ông bảo đoàn rất vui vẻ, hài lòng về con người và cảnh quan ở Quảng Bình; họ hứa sẽ quay lại thực hiện những bộ phim hành động khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.