Chủ tịch hay lớp trưởng: Hãy để học sinh chọn lựa

Hoạt động của Hội đồng tự quản thể hiện tính dân chủ, tự quản và nhân văn. Chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của học sinh, hãy để các em thực hiện quyền lựa chọn và phát triển của chính các em.

Hoạt động của Hội đồng tự quản thể hiện tính dân chủ, tự quản và nhân văn. Chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của học sinh, hãy để các em thực hiện quyền lựa chọn và phát triển của chính các em.

Chủ tịch hay lớp trưởng: Hãy để học sinh chọn lựaMột lớp học theo mô hình VNEN tại quận 11, TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) được triển khai chính thức tại 1.447 trường tiểu học từ năm học 2012- 2013. Đặc điểm nổi bật của VNEN là thực hiện đổi mới đồng bộ về tổ chức lớp học và hoạt động dạy học trong giáo dục tiểu học.

VNEN hướng vào phát triển con người. Đặc biệt VNEN chú ý hình thành và phát triển một số năng lực cơ bản cho học sinh tiểu học: Tự phục vụ, tự quản; giao tiếp, hợp tác; tự học, giải quyết vấn đề... góp phần tích cực thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh tự chủ, tự tin, độc lập và sáng tạo trong cuộc sống.

Trong tổ chức lớp học của VNEN có: Hội đồng tự quản học sinh (gọi tắt là hội đồng tự quản, viết tắt là HĐTQ), các ban trong hội đồng tự quản và các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản, các trưởng ban (thay cho cách gọi lớp trưởng, lớp phó và cán bộ phụ trách các mặt ở các lớp học thông thường).
HĐTQ là tổ chức của học sinh, do học sinh điều hành và hoạt động vì quyền lợi của học sinh. Nội dung, kế hoạch hoạt động do tập thể lớp bàn bạc thống nhất, sau khi thống nhất trở thành nghị quyết của tập thể được mọi người tự giác chấp hành, HĐTQ thay mặt lớp điều hành các hoạt động đó.
Như vậy, HĐTQ là một tổ chức dân chủ, tự quản và điều hành tập thể. Mọi thành viên đều có vị trí, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong HĐTQ.
Để giúp cho các bậc cha mẹ học sinh và những người quan tâm đến đổi mới giáo dục tiểu học, hiểu rõ thêm về VNEN, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về vấn đề đang được quan tâm để chia sẻ như sau:
Trong VNEN, HĐTQ bao gồm tất cả học sinh trong lớp; mọi học sinh đều có một vị trí trong HĐTQ.
Trong HĐTQ có các ban và có các chức danh chủ tịch hội đồng tự quản (CT HĐTQ), phó chủ tịch hội đồng tự quản (PCT HĐTQ), các trưởng ban (ban học tập; ban văn nghệ, thể thao; ban quyền lợi học sinh; ban thư viện; ban đối ngoại, ban đời sống và lao động, ..). Số lượng phó chủ tịch HĐTQ, số lượng các ban trong HĐTQ do học sinh trong lớp bàn bạc quyết định.
HĐTQ hình thức bên ngoài giống như ban cán sự lớp trong nhà trường hiện hành nhưng khác cơ bản về tổ chức, quyền hạn và cách hoạt động.
Ban cán sự lớp, có lớp trưởng, lớp phó, cán sự (học tập, văn nghệ, vệ sinh, lao động,…) và tổ trưởng. Ban cán sự lớp điều hành lớp theo nội quy, quy định của nhà trường dưới chỉ huy trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm.
HĐTQ là tổ chức của học sinh, do học sinh điều hành và hoạt động vì quyền lợi của học sinh. Nội dung, kế hoạch hoạt động do tập thể lớp bàn bạc thống nhất, sau khi thống nhất trở thành nghị quyết của tập thể được mọi người tự giác chấp hành, HĐTQ thay mặt lớp điều hành các hoạt động đó.
Như vậy, HĐTQ là một tổ chức dân chủ, tự quản và điều hành tập thể. Mọi thành viên đều có vị trí, bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong HĐTQ.
Qua thực tế triển khai, ở hầu hết các lớp VNEN, học sinh đã quen với tên gọi và hoạt động của HĐTQ. Học sinh mạnh dạn, tự tin, chủ động đề xuất, tích cực thực hiện, linh hoạt điều hành, điều chỉnh kịp thời những nội dung cần thiết. Các em có thể tự tổ chức một buổi bầu các chức vụ của HĐTQ, tự tổ chức một buổi sinh hoạt lớp; tổ chức một câu lạc bộ,…
Không khí lớp học tự nhiên, vui vẻ, thân thiện; học sinh không ngại tiếp xúc, bày tỏ nguyện vọng với giáo viên; học sinh có tiến bộ rõ rệt trong giao tiếp và hợp tác. Nhiều lớp, HĐTQ đã làm rất tốt vai trò tổ chức và điều hành; học sinh say mê những ý tưởng táo bạo, tìm mọi cách thực hiện những sáng tạo của mình. Ở những lớp này, học sinh không quan tâm đến các các chức vụ, tên gọi, mà chủ yếu quan tâm đến cách làm thế nào để tổ chức tốt các hoạt động của lớp mình.
Các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch, các trưởng ban của HĐTQ được bầu công khai, dân chủ trên tinh thần tự nguyện.
Các chức danh này được bầu luân phiên, để tất cả học sinh lần lượt thay nhau điều hành hoạt động của lớp. Như vậy các chức vụ trong HĐTQ được hiểu như là trách nhiệm, là nghĩa vụ phải làm của mọi học sinh.
Trong HĐTQ, mọi người bình đẳng về cơ hội và trách nhiệm. Mọi ý kiến cá nhân đều được tôn trọng, được trao đổi bàn bạc để thống nhất, đồng thuận. Những ý kiến trái chiều sẽ được bàn bạc kĩ để người có ý kiến trái chiều chấp nhận và tôn trọng quyết định của tập thể.
Chủ tịch hay lớp trưởng: Hãy để học sinh chọn lựaÁp dụng mô hình VNEN giúp tạo cơ hội bình đẳng để mọi học sinh phát huy hết năng của mình - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
HĐTQ hoạt động theo nguyên tắc chia sẻ đồng thuận và tôn trọng sự khác biệt, cùng chung sống và hợp tác.
Chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban chỉ là người phụ trách, điều hành theo những nội dung đã thống nhất. Không ai có quyền thay thế, bổ sung nội dung hoạt động của lớp nếu không được tập thể lớp nhất trí.
Học sinh làm chủ, tự quản trong mọi hoạt động giáo dục. HĐTQ căn cứ mục đích, kế hoạch giáo dục chung của nhà trường để thiết kế và tổ chức các hoạt động trong tuần, tháng, học kì của lớp. Giáo viên định hướng, gợi ý để HĐTQ hoàn thiện kế hoạch; giáo viên hỗ trợ, giám sát quá trình thực hiện. Mọi hoạt động của HĐTQ luôn trong tầm kiểm soát của giáo viên, cho dù giáo viên không can thiệp, không áp đặt, không làm thay. Đặc biệt, không để tình trạng chủ tịch HĐTQ hay trưởng ban hoặc bất cứ cá nhân nào trở thành người “thống trị” lớp học.
Hoạt động của HĐTQ thể hiện tính dân chủ, tự quản và nhân văn của VNEN.
VNEN luôn tạo cơ hội bình đẳng để mọi học sinh phát huy hết năng của mình.
Thay đổi vị trí chủ tịch, phó chủ tịch và các trưởng ban là để mọi học sinh có cơ hội trải nghiệm, thử thách và khẳng định mình. VNEN trao cơ hội phát triển bình đẳng cho tất cả học sinh chứ không phải tập trung đào tạo một số học sinh chuyên làm lãnh đạo” và số học sinh còn lại luôn là “dân thường ”.
Trên thực tế có học sinh làm tốt, có học sinh làm chưa tốt các vị trí lãnh đạo HĐTQ.
Việc thay đổi các vị trí lãnh đạo HĐTQ, các trưởng ban, nhóm trưởng các nhóm học tập trong lớp học VNEN là việc làm bình thường, cần thiết và tự nhiên. Điều này thể hiện rõ tính nhân văn của mô hình trường học mới, đó là: Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả học sinh được thử thách, được thể hiện năng lực và được phát triển tối đa khả năng của mình. Chức vụ trong HĐTQ là cơ hội, là thử thách, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi học sinh; không phải là đặc quyền, đặc lợi dành cho một số học sinh trong lớp. Không có tình trạng học sinh ham mê quyền lực, đố kị, ganh đua trong HĐTQ.
Điều này không quan trọng vì các em đang “tập dượt và thử thách”. Những em đã làm tốt vẫn tự giác rút lui để nhường cơ hội cho các bạn khác. Những em làm tốt sẽ hỗ trợ bạn làm quen, làm tốt nhiệm vụ mới được giao. Những em làm chưa tốt được giáo viên giúp đỡ, bạn bè hỗ trợ từng bước sẽ vượt qua thử thách để khẳng định năng lực bản thân.
Để tạo sự đồng thuận trong cộng đồng, giáo viên cần cho cha mẹ học sinh và học sinh hiểu rõ ngay đầu năm học, việc luân phiên thay đổi các vị trí lãnh đạo trong HĐTQ là việc bình thường, tự nhiên. Không phải thay đổi vì học sinh nào đó không hoàn thành nhiệm vụ, mà thay đổi là cơ hội trao thử thách và trách nhiệm cho các bạn khác.
Thời gian để thay đổi các vị trí lãnh đạo HĐTQ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi lớp học. Có thể ở lớp 2, học kì 1 không thay đổi (vì HS còn nhỏ, chưa quen việc); học kì 2 thay đổi 1 lần. Lớp 3 có thể 2 tháng thay đổi một lần; lớp 4 và lớp 5 có thể mỗi tháng thay đổi 1 lần.
Không nên chỉ vì để thuận lợi cho quản lí của giáo viên mà để quá lâu mới thay đổi vị trí lãnh đạo HĐTQ. Như vậy sẽ làm mất cơ hội phát triển của một số học sinh.
Trên thực tế, ở các lớp đã triển khai VNEN, kết quả nhận được từ việc luân phiên đảm nhận các chức vụ trong HĐTQ là rất tích cực. Học sinh luôn hứng thú chờ đón sự thay đổi. Mọi học sinh luôn cố gắng thể hiện bản thân trong các vị trí lãnh đạo mới, nhiều học sinh bộc lộ năng khiếu, tố chất quản lí, điều hành khá sớm. Đó là kết quả của đổi mới tổ chức lớp học, một tín hiệu đáng mừng của VNEN.
Như vậy, việc thay đổi các vị trí lãnh đạo HĐTQ, các trưởng ban, nhóm trưởng các nhóm học tập trong lớp học VNEN là việc làm bình thường, cần thiết và tự nhiên. Điều này thể hiện rõ tính nhân văn của mô hình trường học mới, đó là: Tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả học sinh được thử thách, được thể hiện năng lực và được phát triển tối đa khả năng của mình. Chức vụ trong HĐTQ là cơ hội, là thử thách, là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi học sinh; không phải là đặc quyền, đặc lợi dành cho một số học sinh trong lớp. Không có tình trạng học sinh ham mê quyền lực, đố kị, ganh đua trong HĐTQ.
Sau 3 năm triển khai, VNEN đã được xã hội chấp nhận và giáo dục tiểu học ghi nhận. Nhiều cán bộ quản lí, giáo viên, lãnh đạo các trường tiểu học đánh giá cao thành công bước đầu của VNEN và tự nguyện đăng kí triển khai VNEN. Các trường nhân rộng, mặc dù không nhận được bất cứ hỗ trợ nào về tài chính, cơ sở vật chất hoặc phương tiện dạy học của dự án. Mặc dù chỉ được hỗ trợ chuyên môn về: năng lực tổ chức lớp học, năng lực tổ chức hoạt động học nhưng hàng nghìn trường tiểu học vẫn quyết tâm thực hiện nhân rộng VNEN.
Năm học 2015 - 2016, đã có 2.508 trường tiểu học nhân rộng VNEN. Số trường nhân rộng đã bằng 3/2 số trường triển khai chính thức của dự án. Điều này khẳng định hiệu quả, tính bền vững và sức lan tỏa của VNEN.
Kể cả các trường nhân rộng từng phần (trên 2.000 trường), trong năm học 2015- 2016 đã có trên 1/3 số trường tiểu học trên cả nước tổ chức lớp học theo VNEN. Trên thực tế cũng sẽ có khoảng 1/3 số học sinh tiểu học làm quen với HĐTQ, làm quen với các tên gọi, cách thức hoạt động của HĐTQ của VNEN.
Lớp trưởng hay chủ tịch hội đồng tự quản học sinh chỉ là tên gọi.
Học sinh tiểu học không quan tâm đến tên gọi, các em chỉ quan tâm đến cách tổ chức, điều hành hoạt động của lớp sao cho hiệu quả; lớp học vui, bạn bè thân thiện.
Những gì thay đổi trong các văn bản chỉ đạo, quản lí của giáo dục tiểu học cũng cần chú ý đến tồn tại của thực thể này.
Chính học sinh tiểu học sẽ biết lựa chọn cái gì tiến bộ và phù hợp cho sự phát triển tốt nhất năng lực của bản thân.
Chúng ta tôn trọng quyền tự quyết của học sinh, hãy để các em thực hiện quyền lựa chọn và phát triển của chính các em.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.