Có kỷ niệm ngày 8.3 rầm rộ thế nào cũng chẳng mang lại sự bình đẳng cho phụ nữ nếu bản thân phụ nữ vẫn nhìn vào đàn ông để… sống.
Minh họa của Shutterstock |
Ý nghĩa của ngày 8.3 là gì? Tôn vinh phụ nữ tức là mua hoa, mua quà tặng họ? Tức là đàn ông vào bếp nấu ăn để phụ nữ có cơ hội thưởng thức hoặc đi chơi?... Tất cả đều chỉ là hình thức.
Một lần, khi mở cửa nhìn ra ngoài, tôi giật mình hấy cô bạn hàng xóm cúi xuống cởi giày cho chồng khi anh chồng vừa về đến cửa. Anh chồng thản nhiên nhìn vợ làm, chẳng chút áy náy nào hiện lên trên nét mặt. Còn cô vợ thì trông rất vui sướng. Hình ảnh phụ nữ Nhật ngày xưa chiều chồng bỗng chốc trở về trong cảnh tượng ấy khiến tôi không thể hiểu nổi. Bây giờ thế kỷ 21 đã trôi qua gần hai thập niên, còn cô vợ hàng xóm đó vẫn đi làm mỗi ngày giống như anh chồng chứ không phải ở nhà nội trợ chờ chồng đi làm về.
Tất nhiên, vợ chồng họ hạnh phúc, vì chả bao giờ thấy họ cãi nhau. Nhưng người vợ có cần phải mua hạnh phúc bằng cách phục vụ chồng từ A-Z?
|
Những hình mẫu phụ nữ sẵn sàng thay đổi bản thân vì một người đàn ông như cô gái trẻ hoặc có sẵn bản năng “phụ nữ sinh ra để phục vụ đàn ông” như hai người phụ nữ kể trên kể không phải hiếm ở Việt Nam. Chính họ đã nuôi giữ tư tưởng đàn ông mới là trung tâm của gia đình và xã hội ở đất nước này, nên cho dù một năm có vài ngày đến cả chục ngày tôn vinh phụ nữ thì cũng ví như “muối bỏ bể” hoặc chỉ là giải pháp “an ủi” mà thôi.
Bạn sẽ hỏi còn cuộc sống của tôi như thế nào mà dám lên mặt giảng giải? Xin thưa, tôi chỉ là một người nội trợ, hàng ngày đi chợ bằng tiền lương của chồng và nói thật là… tôi cũng không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn đàn bà kể trên: lúc nào cũng sợ chồng bỏ mình vì “một bóng hồng” khác. Dĩ nhiên, tôi không dại khoe chồng mình là ai.
Ước gì có một ngày chả ai ca bài tôn vinh phụ nữ nhưng ra đường lúc nào phụ nữ cũng được ưu tiên chọn lựa thì hạnh phúc biết mấy.
Bình luận (0)