'Đường ngang dân sinh' hay 'đường ngang dân tử'?

Chuyện tàu lửa tông, tông tàu lửa liên tục xảy ra. Câu hỏi đặt ra là: "Tàu lửa tông, tông tàu lửa, tông rồi thì sao?".

Tất nhiên sau khi tông thì có người chết, người bị thương và thiệt hại tài sản của cả Nhà nước và cá nhân chứ sao còn hỏi?
Nhưng câu hỏi không nhằm vào đó mà nhằm vào chuyện, ai là người chịu trách nhiệm về sự… tông?
Ơ kìa, thì cũng đã có lúc truy tố lái tàu để tông, có lúc tuy tố người tông tàu, chả phải trách nhiệm đã rõ rồi sao?
Không! Đó không phải là câu trả lời.
***
Suốt cả chiều, đêm hôm qua cho đến rạng sáng nay, hàng trăm người và hàng loạt phương tiện được huy động để giải quyết sự cố đoàn tàu SE2 có đầu kéo mang số hiệu D19E906 kéo theo 15 toa lưu thông theo hướng nam-bắc, lúc đi ngang đường dân sinh thuộc thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế vào khoảng 14 giờ 45 ngày 20.2 thì xảy ra va chạm với xe tải BS 75C - 026.91. Vụ tai nạn làm 3 người tử vong, trong đó có phó lái tàu SE2 và tài xế xe tải. Đoàn tàu lật nhào, phải cẩu từng toa một để sửa chữa đường ray, thông tàu. May mắn thay, 200 hành khách trên tàu thoát nạn.
Nói may mắn là vì, nhiều vụ tai nạn đường sát xảy ra thảm khốc hơn nhiều.
Và cái gọi là “đường ngang dân sinh” luôn luôn là địa điểm xẩy ra tai nạn, biến thành “đường ngang dân… tử”.
***
Cái “đường ngang dân sinh” là cái gì mà kinh khủng vậy?
Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta hãy bình tâm nhìn lại và so sánh một chút.
Không nói đâu xa, tàu lửa nước gần nhất với Việt Nam là Trung Quốc, theo tôi biết, có tốc độ nhanh gấp đôi nhưng giá vé chỉ bằng một nửa giá tàu lửa của ta. Thế mà kinh doanh đường sắt vẫn lãi. Lãi thì họ làm cầu vượt, làm barie tự động cho các điểm “chết chóc” mà ta gọi là “đường ngang dân sinh”.
Trong lúc đó, kinh doanh thua lỗ là bài ca kinh niên của đường sắt Việt Nam. Tôi nói không sợ quá lời, đường sắt là thứ cũ nhất của nước ta, cũ về tất cả phương diện.
Do ca mãi “bài ca thua lỗ” nên ngành đường sắt không thể tự đầu tư để đổi mới, không thể đầu tư để “xóa mù” barie mà vẫn ì ạch chờ ông… Nhà nước.
Mấy năm trước, trên Thanh Niên, tôi đã viết phóng sự về một bà mẹ ở Do Linh (Quảng Trị) mấy chục năm tự nguyện làm cái “barie sống”. Cứ sắp đến giờ tàu (là do bà nhớ chứ cũng chẳng ai cung cấp thông tin cho bà) chạy ra đường ngăn xe, ngăn người. Nhờ thế mà bà cái điểm đen đó không xảy ra tai nạn.
Việc làm của bà mẹ Do Linh quả là đặc biệt, cực kỳ nhân văn, vô cùng đáng ca ngợi, nhưng nghĩ lại thấy xấu hổ vô cùng.
Một đất nước phát triển mà ta vẫn nói là thời đại tin học lại để một bà mẹ già suốt bao nhiêu năm tháng làm cái việc mà chỉ cần lắp một barie là xong.
Nếu thấy thêm người trực tốn kém sao lực lương công nghệ thông tin ngành đường sắt không nghiên cứu hệ thống barie tự động?
Đừng nói là do tàu chạy không đúng giờ khó cho tự động, vì hoàn toàn có thể điều khiển bằng xung động đường ray hoặc, chí ít, là từ tổ chạy tàu. Và có vô vàn cách khác nữa.
“Đường ngang dân sinh” từ lâu đã trở thành điểm đen chết chóc và lại vô cảm như thế?
Đến đây có thể hỏi: Bao nhiêu vụ tàu tông, tông tàu, để “đường ngang dân sinh” biến thành “đường ngang dân tử”, chẳng lẽ lãnh đạo ngành đường sắt vô can?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.