Làm sao có bình đẳng giới mà không gây bất bình đẳng khác?

14/03/2016 10:58 GMT+7

Khác biệt không đồng nghĩa với bất bình đẳng. Mỗi loại đặc tính có ưu điểm trong một hoạt động nhất định. Người không có đặc điểm ấy không hẳn không thể thực hiện hoạt động kia. Như thế, các đặc tính tạo ra các ưu thế.

Khác biệt không đồng nghĩa với bất bình đẳng. Mỗi loại đặc tính có ưu điểm trong một hoạt động nhất định. Người không có đặc điểm ấy không hẳn không thể thực hiện hoạt động kia. Như thế, các đặc tính tạo ra các ưu thế.

Chỉ một phụ nữ có mặt trong cuộc đua, liệu có thể cho rằng như vậy là không bình đẳng giới? - Ảnh minh họa: ShutterstockChỉ một phụ nữ có mặt trong cuộc đua, liệu có thể cho rằng như vậy là không bình đẳng giới? - Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau khi đọc bài Bao giờ có bình đẳng giới của Nguyễn Phương Mai trên Thanh Niên, tôi có một vài suy nghĩ khác với tác giả.
Thắc mắc của tôi hình thành từ một số khái niệm do tác giả suy diễn khá nhanh khiến tôi hoài nghi. Trước hết, xin bàn về việc sử dụng từ trung tính hoặc vô tính để tránh phân biệt giới tính. May là trong tiếng Việt có khá nhiều từ trung tính như “người”, “bạn”…. Tôi lại thắc mắc từ ngữ là công cụ cho việc nhận dạng các khái niệm. Vì sao ta phải tránh né không cho người đối thoại biết ta là nam hay nữ? vì sao ta nên tránh không nhận dạng họ là nam hay nữ. Đứa cháu sẽ chào: “thưa ngoại”, bạn có biết đó là ông hay bà ngoại của người ấy không?
Kế đến là quan niệm cho rằng sắc đẹp liên hệ đến các ám thị tình dục và cám dỗ nhục tính. Phụ nữ Việt có nên ra đường với trang phục của phụ nữ Ả rập gồm mạng che mặt và áo chùng che toàn thân để tránh bọn đàn ông háo sắc nhìn ngắm hay không? Hoặc ta có nên quay lại thời trang thời Bà Triệu: yếm ép ngực. Bởi quan niệm thẩm mỹ thời ấy cho rằng phụ nữ ngực lớn là không đẹp. Hay các nhà thời trang nên tung ra kiểu thời trang mới, thay vì thời trang độn ngực, độn mong, ta đổi sang thời trang độn eo, bụng. Khi ấy nữ giới ra đường sẽ phẳng phiu như sân bay, trước sau như một.
Nhân danh một người đàn ông tôi hãnh diện báo cáo rằng chung quanh tôi có rất nhiều người đàn ông tiến bộ khác cũng rất bình đẳng giới. Giờ đây, tôi có thể trả lời câu hỏi của tác giả Nguyễn Phương Mai rằng đã có bình đẳng giới ở nhiều nơi, xin quý vị hãy yên lòng. 
Tôi tin rằng khác biệt không đồng nghĩa với bất bình đẳng. Người ta có nhiều đặc điểm và gọi chung là các khác biệt so với tha nhân: người mập, người ốm, người cao, kẻ thấp, người có học, kẻ ít học và bao nhiêu loại khác biệt khác như tuổi tác, thành phần giai cấp, nguyên quán, chủng tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị….. Mỗi loại đặc tính thường có ưu điểm trong một hoạt động nhất định và không hẳn người không có đặc điểm ấy lại không thể thực hiện hoạt động kia. Như thế các đặc tính tạo ra các ưu thế. Ví dụ, đa số người trẻ đều dồi dào sức khỏe nhưng ít kinh nghiệm, đa số người già thì ngược lại. Người ta nói về bất bình đẳng là khi nhà tuyển dụng cần một việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nên đã loại các ứng viên trẻ và chọn ứng viên cao tuổi mà không để ứng viên trẻ có cơ hội thể hiện năng lực để cạnh tranh bình đẳng với ứng viên già. Khác biệt dẫn đến bất bình đẳng nhưng bản thân khác biệt không phải là bất bình đẳng.
Trở lại với bình đẳng giới và câu hỏi bao giờ có bình đẳng giới? Liệu bà Clinton đắc cử tổng thống Mỹ trong kỳ bầu cử này thì ở Mỹ có bình đẳng giới chưa? Liệu số nữ quân nhân bằng với số nam quân nhân thì quân đội đã bình đẳng chưa? Ta thử tưởng tượng thêm các số bằng nhau khác như số đại biểu nam và nữ trong quốc hội, số bộ trưởng trong chính phủ… Liệu các con số ấy tương đương nhau thì có bình đẳng giới chưa?
Tôi xin thêm vài câu hỏi khác: liệu nam giới có cần yêu cầu phải có số chú bảo mẫu bằng với số cô bảo mẫu trong các nhà trẻ và trường mầm non hay không? Có cần đấu tranh để các hãng quảng cáo phải sử dụng số nhân vật nam tương đương với số nữ khi quảng cáo sữa, du lịch, thời trang hay không?
Tôi cho rằng chúng ta sẽ không yên tâm nếu các số liệu trên tương đương với nhau. Sự lo ngại ấy từ tiềm thức giúp ta nhận ra rằng các lý thuyết về bình đẳng giới có gì đó không thực tế, không hoàn toàn hợp lý.
Mấy năm trước, tôi hay vào công viên Gia Định tập thể dục. Tôi quen một cặp vợ chồng trẻ thường đẩy xe nôi cho đứa con đầu lòng của họ. Anh chàng than với tôi rằng anh rất thích chăm sóc con nhưng gặp sự cạnh tranh quyết liệt của vợ. Cuối cùng chị vợ dùng thuyết trọng nam để phán rằng: mẹ được ưu tiên hơn cha khi chăm sóc con còn sơ sinh.
Trong xóm tôi có cặp vợ chồng khác rất ham làm giàu. Chị vợ than rằng anh chồng phán việc nhà là việc của đàn bà nên khi nào anh chồng chán đi làm ăn mới đến phiên vợ. Khi chồng đang bận rộn thì vợ chỉ cần làm 8 giờ mỗi ngày là đủ.
Tôi tự hỏi quốc hội có nên ra đạo luật quy định trong trường hợp cả 2 vợ chồng cùng thích hoặc cùng chán một trách nhiệm nào đó thì luật pháp sẽ ưu tiên cho ai phải gánh thứ trách nhiệm này.
Bạn bè tôi có nhiều anh rất giỏi tề gia nội trợ. Có anh sáng nào cũng dậy sớm lo chuẩn bị quần áo cho con đi học trong khi cô vợ giờ đó đang đổ mồ hôi tập thể hình tại một phòng tập. Thế nhưng, khi gặp anh trong các dịp bù khú của đám đàn ông, anh chẳng xấu hổ gì về vụ đảm đang này. Bạn nam còn xem anh là tấm gương sáng và ủng hộ hết lời. Lực lượng chống đối chỉ trích thói hầu vợ, chăm con lại là người khác. Nhân danh một người đàn ông ủng hộ bình đẳng giới tôi xin tố cáo những bà mẹ chồng, chị em chồng đã kiên trì ủng hộ thuyết trọng nam để bênh vực lợi thế của họ. Khi phụ nữ có thể hưởng lợi từ thuyết trọng nam họ sẽ ăn cây nào rào cây ấy. Như thế không hẳn thuyết trọng nam lúc nào cũng o ép nữ và không phải lúc nào nữ cũng bênh vực nữ quyền. Họ bênh vực và bảo vệ lợi ích của riêng họ.
Lãnh vực nào cũng cần thiết và quan trọng. Làm sao để có bình đẳng giới mà không gây bất bình đẳng ở lãnh vực khác?
Đồng thời, cũng nhân danh một người đàn ông tôi hãnh diện báo cáo rằng chung quanh tôi có rất nhiều người đàn ông tiến bộ khác cũng rất bình đẳng giới. Giờ đây, tôi có thể trả lời câu hỏi của tác giả Nguyễn Phương Mai rằng đã có bình đẳng giới ở nhiều nơi, xin quý vị hãy yên lòng. Liệu chúng ta có cần làm thống kê xem lực lượng nam và nữ ủng hộ bình đẳng giới có tăng lên hàng năm hay không?
Mỗi khi tham gia các hội thảo liên quan đến nữ quyền tôi lại nghe các lý luận về nữ quyền như tác giả Nguyễn phương Mai đã viết. Liệu năm sau người ta có nên tiếp tục nhắc lại trên báo các kiến thức nữ quyền của thế kỷ 20 hay không? Đến nay, việc mô tả tình hình bình đẳng giới trong nước thường tập trung vào 2 hiện tượng nổi bật: gương sáng của một số vị nữ lưu thành đạt và hiện tượng bạo hành, ngược đãi phụ nữ ở một số nơi. Nghiên cứu về bạo hành trên thế giới cho thấy có 1/4 nữ bị nam bạo hành và có 1/14 nam bị nữ bạo hành.
Bình đẳng giới là bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và cơ hội. Trong gia đình bạn tôi lại có câu chuyện khó xử khác. Nhà có 2 chị em. Cả 2 đều chăm chỉ và muốn du học nước ngoài. Nhưng gia đình chỉ đủ sức lo cho 1 xuất. Cậu em đề nghị nhường xuất hỗ trợ của cha mẹ cho chị đi trước. Vì chị là con gái, nam phải nhường ưu tiên cho nữ. Chị phản đối vì nữ quyền không thể sang nhượng và không phải là bổng lộc của người khác trao cho mình. Ông bố suy nghĩ mãi cũng không biết nên dành xuất du học cho đứa con nào. Cậu con trai lại đề nghị xét duyệt xuất du học theo ngành nghề. Nó học công nghệ thông tin, chị nó học ngân hàng. Cô chị lại phản đối: vì sao lại cho rằng nghề này quan trọng hơn nghề kia. Ông bố nổi sùng càu nhàu rằng: Chọn trai hay gái thì các con nói là bất bình đẳng giới. Chọn theo nghề hay một tiêu chí nào đi nữa cũng là bất bình đẳng cơ hội và nguồn lực.Có ai biết tương lai như thế nào để quyết định xem đầu tư cho ai là lợi nhất.
Tôi không hiểu rồi họ sẽ giải quyết xuất du học ra sao. Tôi nhớ lời của Hạng Thác, một kỳ nhân của Trung Hoa cùng thời Khổng Tử, về việc bình thiên hạ:
-Nếu phá núi đồi thì lấy chỗ đâu cho chim muông ở. Nếu lấp ao hồ thì lây chỗ đâu cho tôm cá sống. Nếu bỏ kẻ tiểu nhân thì ai hầu hạ người quân tử. Nếu bỏ quân tử thì ai chỉ dạy tiểu nhân…..
Cuối cùng, lãnh vực nào cũng cần thiết và quan trọng. Làm sao để có bình đẳng giới mà không gây bất bình đẳng ở lãnh vực khác?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.