Lễ hội rước 'của quý' Ná Nhèm: Có gì đó không đúng

25/02/2016 00:00 GMT+7

Lễ hội rước 'của quý' thực ra không phải là chuyện lạ đối với người Lạng Sơn. Nó vẫn diễn ra hàng năm với sự tham gia của người dân trong vùng. Nhưng năm nay thì khác...

Lễ hội rước 'của quý' thực ra không phải là chuyện lạ đối với người Lạng Sơn. Nó vẫn diễn ra hàng năm với sự tham gia của người dân trong vùng. Nhưng năm nay thì khác...

Sinh thực khí nam tại lễ hội Ná Nhèm trước đây  - Ảnh: Tư liệuSinh thực khí nam tại lễ hội Ná Nhèm trước đây - Ảnh: Tư liệu
Vì sao sự kiện này năm nay bỗng nhiên thu hút giới truyền thông đến vậy. Tất cả nằm ở sự to bất thường của cái "của quý" được rước.
Không ai phủ nhận văn hoá phồn thực trong đời sống văn hoá Việt. Có thể kể ra như các lễ hội Nõ Nường, Linga trong đền thờ Chăm, tục giã chày cối khi đón dâu, tạc tượng giao phối trên trống đồng, quanh nhà… Đó đơn giản là một cách thể hiện mong muốn sinh sôi, nảy nở, hoàn toàn không có ý nghĩa dung tục.
Nhìn sâu hơn, người ta có thể nhận thấy, cách thể hiện của người Việt trong vấn đề này rất nhẹ nhàng, thậm chí có phần kín đáo. Linga ngoài việc được “cất” trong đền thì cũng đã được cách điệu hoá sao cho bớt dung tục nhất. Việc miêu tả cảnh giao hợp trong Nõ Nường hay Tùng dí ở Lễ hội Vua Hùng cũng rất nhẹ nhàng, linh vật gần như tương đương kích cỡ thật. Tượng giao phối ở Tây Nguyên có vẻ trần trụi nhưng lại hoàn toàn không thấy sự dung tục ở đó. Còn gõ chầy vào cối hay gõ trống đồng là một cách thể hiện tối giản mong muốn giao hợp để sinh sôi, nảy nở.
...và tại lễ hội Ná Nhèm 2016 - Ảnh: Hoàng Anh
 
Vậy có điều gì không đúng ở lễ hội Ná Nhèm của người Tày Lạng Sơn năm nay? Đúng là họ vẫn rước "của quý" của đàn ông từ bao đời nay. Nhưng trước đó không phải là một vật quá to, màu sắc loè loẹt, gây chú ý đến vậy. Nó được đẽo thô, khá giống thật dù có thể to và dài hơn. Nó ẩn trong lễ hội với rất nhiều vật được rước khác. Nó đi cùng một tấm bảng trên đó có ghi ước nguyện mà người ta mong muốn sẽ diễn ra trong năm mới… Nói tóm lại, nó không tách rời khỏi lễ hội như những gì đã diễn ra trong năm nay.
Tôi không phải là một nhà văn hoá để phê phán điều đó là tốt hay là xấu. Tôi cũng biết văn hoá của Việt Nam vốn đa dạng và được du nhập rất nhiều. Mỗi sự du nhập, người Việt Nam lại biến tấu và làm mềm hoá sao cho phù hợp với đời sống của mình. Và chính ở lễ hội này, ai đó cũng đã nói, mỗi năm người ta sẽ thay đổi một chút. Nhưng thay đổi thế này thì có gì đó thật không đúng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.