Ukraine có vũ khí nhưng chưa dùng được?

Khánh Như
Khánh Như
24/04/2023 16:43 GMT+7

Hàng loạt vấn đề phát sinh khiến Ukraine vẫn chưa thể triển khai vũ khí được phương Tây cung cấp ra chiến trường.

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, phương Tây đã tập hợp một lượng lớn khí tài quân sự để hỗ trợ Kyiv. Tính đến nay, các đồng minh đã cam kết gần 60 tỉ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, đạn dược và các hệ thống pháo hiện đại.

Dù vũ khí phương Tây đã chứng minh hiệu quả trong việc hỗ trợ Ukraine, hàng loạt khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây vẫn chưa được đưa ra chiến trường, theo tờ Business Insider.

Ukraine có vũ khí nhưng chưa dùng được?

Khó vận chuyển ra chiến trường

Việc triển khai vũ khí và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý cho các lực lượng chiến đấu đang đặt ra thách thức lớn với Ukraine. Theo Business Insider, Kyiv hiện đang gặp vấn đề hậu cần là việc di chuyển vũ khí và trang thiết bị ra tiền tuyến, làm trì hoãn quá trình giao vũ khí cho từng đơn vị cụ thể.

Ukraine có vũ khí nhưng chưa xài được? - Ảnh 1.

Các phi công Mỹ chuẩn bị gửi các lô đạn pháo cho Ukraine hồi tháng 8.2022

KHÔNG QUÂN MỸ

Chuyên gia Michael Kofman, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân (Mỹ), cho rằng hầu hết vấn đề hậu cần của Ukraine bắt nguồn từ những đánh giá chưa đúng về khó khăn, cũng như những gì các đơn vị ở tiền tuyến thực sự cần.

Theo ông Kofman, giống như bất kỳ lực lượng nào trong một cuộc chiến lớn, quân đội Ukraine có vấn đề về phân bổ nguồn lực nội bộ. “Ukraine gặp rất nhiều khó khăn [trong chiến đấu] do vấn đề hậu cần. Mọi viện trợ đổ vào Ukraine nhưng sau đó tất cả đơn vị của nước này phải tìm cách lấy những vũ khí đó. Có rất nhiều thách thức trong quá trình này", ông Kofman nhận định.

Đồng thời, ông cho biết những lời than phiền ông nghe được không phải là về số lượng vũ khí được viện trợ, và thay vào đó là sự thất vọng về cách Ukraine phân bổ viện trợ cho các lực lượng chiến đấu.

Ukraine đang cạn kiệt đạn, tên lửa phòng không để đối phó không kích của Nga?

Một binh sĩ yêu cầu giấu tên thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đồng quan điểm nêu trên. Theo binh sĩ trên, những người làm công tác hậu cần cần đảm bảo họ đang cung cấp những gì tiền tuyến cần, và quan trọng là “phải có sự liên lạc liên tục giữa cung và cầu".

Ngoài ra, theo môi trường hoạt động bị hạn chế khiến hoạt động ở hậu phương của Ukraine trở nên khó khăn hơn nhiều. Dù ngăn Nga kiểm soát không phận, Ukraine không chiếm hoàn toàn ưu thế trên không. Điều này khiến máy bay và trực thăng không thể tiếp tế cho lực lượng mặt đất.

Lực lượng Ukraine thay đổi liên tục

Tình hình càng phức tạp hơn khi quân đội Ukraine thay đổi liên tục. Kể từ năm 2014, Kyiv đã liên tục cải cách, tích hợp quân đội và thiết bị mới để phòng thủ tốt hơn trước đe dọa từ bên ngoài.

Vào tháng 7.2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với tờ The Times of London rằng 130.000 người đã gia nhập Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ chỉ trong vòng 10 ngày sau khi xung đột nổ ra hồi tháng 2.

Ukraine có vũ khí nhưng chưa xài được? - Ảnh 2.

Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở tiền tuyến Bakhmut ngày 21.4

REUTERS

Cùng lúc trang bị cho các đơn vị mới và hỗ trợ các đơn vị đã sẵn sàng chiến đấu là một vấn đề khó nhằn bởi đây không chỉ là vấn đề phân bổ súng và đạn dược. Thách thức còn nằm ở việc đào tạo tân binh, vốn thiếu cả kinh nghiệm chiến đấu và triển khai vũ khí. Hiện Ukraine đang điều động các lực lượng mới đến Mỹ và châu Âu để tham gia các khóa huấn luyện quân sự, và tất nhiên quá trình này cần nhiều thời gian.

Đơn cử như trường hợp xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại. Theo đài CNN, đây là loại vũ khí “nhìn bên ngoài có vẻ ghê gớm và chắc chắn”. Tuy nhiên, phần lớn hiệu quả của chúng trên chiến trường là nhờ hệ thống máy tính và điện tử tinh vi ở bên trong. Chính vì thế, phương Tây đang tăng cường huấn luyện để Ukraine khai thác tối đa tiềm năng của loại vũ khí này.

Ukraine tuyên bố hệ thống phòng không Patriot 'tiên tiến nhất' của Mỹ bắt đầu trực chiến đối phó Nga

Ông Nicholas Drummond, nhà phân tích quốc phòng chuyên về chiến tranh trên bộ và là cựu sĩ quan Quân đội Anh, nhận định: "Việc huấn luyện binh lính Ukraine sử dụng bất kỳ loại xe tăng nào mà họ được giao gần như quan trọng hơn loại xe tăng mà họ sử dụng".

Việc duy trì xe tăng, sửa chữa và thay thế các bộ phận cũng đòi hỏi một quá trình đào tạo chi tiết đối với cả người lái và lực lượng hậu cần, vốn ở cách tiền tuyến ở miền đông Ukraine hàng nghìn km.

Ngoài ra, các thông tin tình báo từ quân đội Ukraine và phương Tây cũng chưa được chia sẻ đến tất cả lực lượng chiến đấu, khiến việc liên lạc giữa các bên gặp nhiều khó khăn, làm chậm quá trình triển khai vũ khí nhận được từ phương Tây.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.