Người 'giữ Tết' hàn thực cho Hà Nội

21/04/2015 09:34 GMT+7

(TNO) Những ngày Tết hàn thực 3.3 âm lịch như hôm nay, gia đình ông Phạm Xuân Thanh mở cửa hàng từ 5 giờ. Đến 6 giờ sáng, đoàn người xếp hàng chờ vào mua bánh trôi bánh chay đã dài hàng trăm mét.

(TNO) Những ngày Tết hàn thực 3.3 âm lịch như hôm nay, gia đình ông Phạm Xuân Thanh mở cửa hàng từ 5 giờ. Đến 6 giờ sáng, đoàn người xếp hàng chờ vào mua bánh trôi bánh chay đã dài cả trăm mét.

Tet-Han-thuc-Ha-noi-banh-troi-banh-chayNồi bánh chay được bưng ra, khách hàng đã lăm lăm sẵn hộp nhựa, cặp lồng
chờ lấy - Ảnh: Lê Nam
Khi ông Thanh nghiêng cái nồi nhôm trắng tinh còn nóng dẫy nhưng trong đó chỉ sót lại vẻn vẹn 5 viên bánh chay, hàng chục người xếp hàng đang cầm cặp lồng, hộp nhựa không giấu được thất vọng.
Lại phải đợi chờ thêm một lúc nữa mới mua được bánh. Cảnh xếp hàng mỗi lúc một đông khiến ai đi ngang quán chè Mười Sáu (16 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội) cũng phải đặt câu hỏi: Bánh ở đây có đặc biệt gì mà khiến người Hà Nội bỏ thời gian quý giá để chờ đợi, có khi cả tiếng?
Quán chè nối ngang 2 thế kỷ
Ông Phạm Xuân Thanh sinh năm 1950, khi ông lấy bà Vũ Thị Minh Trân, thì mẹ của bà đang ngồi bán quà bánh trong chợ Hôm. Trước đó, bà cụ có hàng chục năm rong ruổi khắp các phố phường với gánh chè dân dã. Năm 1976, gia đình ông Thanh bắt đầu kinh doanh ở Ngô Thì Nhậm, tấm biển quán chè Mười Sáu, lấy ngay tên số nhà, cũng ra đời từ đó.
Vắt qua 2 thế kỷ, 2 thế hệ, những người của chè Mười Sáu chưa từng nghĩ đến việc đổi món, đổi vị cho những món ăn đã quen thuộc với người Hà Nội. Vẫn là đậu đen, đậu xanh, hạt sen, bánh trôi, bánh chay, xôi vò.
Tet-Han-thuc-Ha-noi-banh-troi-banh-chayÔng Phạm Xuân Thanh múc bánh chay cho khách - Ảnh: Lê NamTet-Han-thuc-Ha-noi-banh-troi-banh-chayCảnh xếp hàng thường thấy vào sáng ngày Tết hàn thực 3.3 âm lịch - Ảnh: Lê Nam
Một ly chè chỉ ăn vừa đủ để thấy đỡ khát, đỡ thèm chứ không no, một đĩa bánh trôi ăn chỉ để đỡ thấy thòm thèm vị ngọt của đường đỏ, vị thơm của bột nếp chứ không khiến cho người ta ngán ngấy. Ông bà Thanh không bao giờ nêm dầu chuối vào các món chè. Chỉ đến mùa hoa bưởi, nhà tự chưng cất được tinh dầu, các món chè lại thoang thoảng mùi hoa thơm mát dịu.
Chủ quán chè tự hào nhất với món bánh chay của nhà. Ở quán chè này, bánh trôi, bánh chay được bán quanh năm, chỉ có điều nếu ngày thường ông bà chỉ làm 5 kg bột nếp, thì những ngày như Tết hàn thực phải chuẩn bị đến 50 kg bột nếp hoặc hơn, bán đến khi nào hết khách mới thôi.
Tet-Han-thuc-Ha-noi-banh-troi-banh-chayTấm bảng in giá đã có hàng chục năm nay - Ảnh: Lê Nam
Giữ hồn Hà Nội bằng ẩm thực
“Ngày mà Hà Nội rộ lên món chè khúc bạch, rồi chè Thái Lan, chè có hạt trân châu xanh xanh đỏ đỏ, ngày nào cũng có hàng chục khách qua đây hỏi rồi bảo chúng tôi làm thêm để bán. Nhưng chúng tôi kiên quyết không, món ngon Hà Nội thì hãy cứ để nó là Hà Nội”, người đàn ông đã 65 tuổi chia sẻ.
Thời gian là giám khảo công bằng nhất. Gần 40 năm đi qua, khắp thành phố mọc lên không biết bao nhiêu quán chè lạ mắt, lạ tên, lạ cả màu sắc, chè Mười Sáu vẫn giản dị, khiêm nhường trong phố cũ Hà Nội nhưng nườm nượp khách vào ra. Người ta đồng ý ngồi san sát nhau trên vỉa hè để ăn, ngồi trên cả yên xe máy nếu vỉa hè hết chỗ. 
Tet-Han-thuc-Ha-noi-banh-troi-banh-chayChiếc tạp dề trắng do người làm chương trình Vua đầu bếp vào quán thăm, ghé tặng ông Thanh
 - Ảnh: Lê Nam
Vợ chồng ông Thanh có 2 người con, cô con gái đang làm phiên dịch cho một công ty nhưng lúc nào rảnh là múc chè, bưng chè cho khách nhanh gần bằng cha. Anh con trai ngoài 20 tuổi nặn bánh trôi, bánh chay khéo chẳng kém gì mẹ và các bác gái. Thế nhưng, như tâm sự của người bán chè, việc các con cháu có nối nghiệp gia đình hay không còn là cả một cái duyên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.