Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan qua đời

14/02/2016 19:46 GMT+7

Nguồn tin từ gia đình cho biết vào khoảng 13 giờ trưa nay 14.2, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian ốm nặng được điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế.

Nguồn tin từ gia đình cho biết vào khoảng 13 giờ trưa nay 14.2, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã trút hơi thở cuối cùng sau một thời gian ốm nặng được điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế.

Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan với bản sao bộ 'Đại Nam thực lục' do Trường ĐH Keio (Nhật Bản) sưu tầm, ấn hành - Ảnh: Bùi Ngọc LongNhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan với bản sao bộ 'Đại Nam thực lục' do Trường ĐH Keio (Nhật Bản) sưu tầm, ấn hành - Ảnh: Bùi Ngọc Long
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan (sinh 1939, trú tại 28/5 Cao Bá Quát, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Huế, người có nhiều công lao sưu tập cổ vật văn hóa, lịch sử tại Huế, trong đó có nhiều bộ sưu tập cổ vật độc đáo và đặc biệt quý hiếm được tìm thấy từ lòng sông Hương.
“Ông là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử có một cuộc sống khiêm nhường với "thú chơi" ít ai bì kịp khi sở hữu một bảo tàng - khu vườn đồ sộ cổ vật gốm sứ sưu tập bằng những đồng lương hưu và nhuận bút. Nhưng hơn hết là sự cởi mở và lòng nhiệt thành. Hiếm khi ông từ chối tư vấn, giải thích hay trả lời cuộc phỏng vấn về một vấn đề chuyên môn mà ông dày công nghiên cứu, dù đầu dây bên kia có thể chưa gặp mặt bao giờ”, một nhà báo trẻ Huế nhận xét.
Ngoài nghiên cứu, sưu tập cổ vật, ông còn là nhà sưu tập sách nổi tiếng với bộ sưu tập hiện có trên 10.000 đầu sách, trong đó có những tư liệu quý về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vào tháng 5.2015, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã hiến tặng cho Ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) bản sao bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn do Trường ĐH Keio (Nhật Bản) thực hiện. Đây là bộ Đại Nam thực lục được Trường ĐH Keio sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản công phu, diễn ra ròng rã từ năm 1961 - 1981. Bộ sách được in mộc bản gồm hơn 550 quyển, gần 33.000 trang, và sau đó họ in lại tại Nhật thành 20 tập, 8.131 trang.
Ông Phan ra đi ở tuổi 77, khi đang thực hiện dang dở công trình nghiên cứu Danh và hiệu các vua triều Nguyễn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.