15 thủy điện ở miền Trung - Tây nguyên đồng loạt xả lũ

16/11/2013 09:10 GMT+7

(TNO) Trung tâm Phòng chống lụt bão (PCLB) miền Trung - Tây nguyên cho biết tính đến 6 giờ sáng nay 16.11, 15 thủy điện trong khu vực đang đồng loạt xả lũ .

>> Miền Trung chìm trong lũ lớn  

 
Thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ - Ảnh: Nguyễn Tú

Từ 19 giờ ngày 15.11 đến 1 giờ ngày 16.11 các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to phổ biến 60-100 mm, một số trạm có lượng mưa lớn hơn như Hải Tân (Quảng Trị) 125 mm, Tiên Phước (Quảng Nam) 157 mm, Cẩm Lệ (Đà Nẵng) 164 mm, Minh Long (Quảng Ngãi) 278 mm…

 

9 hồ xả lũ với lưu lượng lớn hơn 400 m3/s

- Hồ Bình Điền (Thừa Thiên-Huế): 654 m3/s
- Hương Điền (Thừa Thiên-Huế): 636 m3/s
- Sông Tranh 2 (Quảng Nam) 2.352 m3/s
- Sông Ba Hạ (Phú Yên) 2.400 m3/s
- Ya Ly (Kon Tum): 2.000 m3/s
- PleiKrông (Kon Tum): 602 m3/s
- Sê San 3 (Gia Lai): 1.920 m3/s
- Sê San 4 (Gia Lai): 2.356 m3/s
- Sê San 4A (Gia Lai): 2.472 m3/s.

Mưa lớn làm 22/59 hồ chứa thủy lợi miền Trung - Tây nguyên xả tràn, các hồ khác đạt 60-85% dung tích.

Lúc 6 giờ ngày 16.11 đã có 15 hồ thủy điện xả lũ, trong đó 9 hồ xả lũ với lưu lượng lớn hơn 400 m3/s như Bình Điền (Thừa Thiên-Huế) 654 m3/s; Hương Điền (Thừa Thiên-Huế) 636 m3/s; Sông Tranh 2 (Quảng Nam) 2.352 m3/s; Sông Ba Hạ (Phú Yên) 2.400 m3/s; Ya Ly (Kon Tum) 2.000 m3/s; PleiKrông (Kon Tum) 602 m3/s; Sê San 3 (Gia Lai) 1.920 m3/s; Sê San 4 (Gia Lai) 2.356 m3/s; Sê San 4A (Gia Lai) 2.472 m3/s.

Theo Trung tâm PCLB miền Trung - Tây nguyên, đêm 15.11 lũ trên sông thuộc các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Kon Tum và Gia Lai đã đạt đỉnh ở mức báo động 3 và trên báo động 3 từ 0,2-3,65 m.

Các sông ở Quảng Trị, hạ lưu sông Thu Bồn và từ Phú Yên đến bắc Khánh Hòa đang lên và dự kiến sẽ đạt đỉnh từ trưa đến chiều tối nay 16.11 ở mức trên báo động 3.

Để ứng phó mưa lũ diễn biến phức tạp, các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hòa tính đến 6 giờ ngày 16.11 đã sơ tán 5.474 hộ/17.678 người của 18 huyện, thị từ các vùng ven biển không an toàn, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, trũng thấp.

Thủy điện không có tác dụng cắt lũ

Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn TP.Đà Nẵng cho hay trong đợt mưa lũ lớn lần này các thủy điện hoàn toàn không có tác dụng cắt lũ.

Theo ông Thắng, thượng nguồn mưa lớn nên lượng nước lũ về các hồ thủy điện tăng đột biến, các hồ thủy điện buộc phải xả lũ, tuy xả đúng quy trình nhưng hạ du vẫn ngập nặng là vì các hồ chứa thủy điện không có tác dụng trữ nước cắt lũ.

Nguyên nhân, hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung - Tây Nguyên đa phần dung tích nhỏ nên xảy ra tình trạng mùa khô thì không trữ nước được bao nhiêu để cứu hạn cho hạ du, còn mùa lũ thì xả dồn dập gây ra tình trạng lũ chồng lũ.

Ông Thắng cho rằng, các doanh nghiệp chỉ xây hồ chứa quy mô vừa phải như hiện tại để phù hợp với hiệu quả kinh tế là phát điện và sớm thu hồi vốn chứ không dại gì xây dựng hồ lớn hơn cho tốn kém.

Nguyễn Tú

>> Hàng ngàn hộ dân ở Bình Định đang cần sơ tán khẩn cấp
>> Thừa Thiên-Huế: Mưa lớn, lũ dâng, nước tràn vào nhà giữa đêm
>> Quảng Nam: Di dời tránh lũ gần 4.000 người dân
>> Quảng Ngãi: Lũ lớn, di dời dân trong đêm
>> Lũ về đột ngột, người dân không kịp trở tay
>> Đường sạt lở nghiêm trọng, lũ tràn hồ chứa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.