Reuters dẫn nội dung báo cáo nói rõ trong giai đoạn 2010-2014, mỗi năm có 25 triệu ca phá thai được tiến hành không an toàn, 97% trong số đó ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.
“Gần phân nửa số ca phẫu thuật trên thế giới không an toàn. Đây là điều đáng ngạc nghiên vì về mặt khoa học, phá thai an toàn là thủ thuật can thiệp đơn giản”, tiến sĩ Bela Ganatra thuộc ban nghiên sức khỏe sinh sản của WHO nhấn mạnh và cho rằng có sự liên quan giữa những luật lệ khắt khe và việc phá thai không an toàn.
tin liên quan
Điều cử tri tò mò nhất về ông Trump trong ngày bầu cử: Phá thaiTrong ngày bầu cử tổng thống Mỹ, chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên Google là ông Donald Trump nghĩ gì về phá thai. Hò "ùn ùn" lên mạng tìm cụm từ “Trump với vấn đề phá thai”.
Bà Bela Ganatra cho rằng tất cả phụ nữ nên tiếp cận giáo dục giới tính, biện pháp tránh thai hiệu quả để tránh mang thai ngoài ý muốn và sử dụng dịch vụ phá thai an toàn nếu cần.
Khoảng 88% các ca phá thai xuất hiện ở những nước đang phát triển, nơi thường thiếu các biện pháp tránh thai, theo tiến sĩ Gilda Sedgh tại Viện nghiên cứu Guttmacher (Mỹ), đơn vị phối hợp cùng WHO cho ra báo cáo nói trên.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khôi phục lại chính sách yêu cầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) nhận quỹ hỗ trợ kế hoạch hóa gia đình toàn cầu của Mỹ phải chứng thực rằng họ không tiến hành các ca phá thai hoặc cung cấp tư vấn phá thai như là biện pháp kế hoạch hóa gia đình, theo Reuters. Tiến sĩ Sedgh nói rõ nếu như các NGO cung cấp các dịch vụ này, họ sẽ bị chính phủ Mỹ cấm hỗ trợ về sức khỏe.
tin liên quan
Nạn phá thai 'lậu' của phụ nữ trẻ MyanmarBất chấp lệnh cấm và truyền thống “cái ngàn vàng”, hàng ngàn phụ nữ trẻ Myanmar "ăn cơm trước kẻng" vẫn tìm đến những cơ sở phá thai trái phép.
Bình luận (0)