Chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới - Ảnh: Reuters |
Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka rất yếu về những vấn đề như quan hệ cộng đồng, tiếp nhận và tự do thông tin. Dẫn đến việc ba nước này có nguy cơ xảy ra các vụ tấn công khủng bố cao trong những năm tới.
Báo cáo được công bố bởi Viện kinh tế và Hòa bình ở Úc. Cơ sở dữ liệu cho thấy đến 82% các cuộc khủng bố xảy ra ở 5 quốc gia là Nigeria, Afghanistan, Pakistan, Iraq và Syria.
Trong đó, 3 nước châu Á là Thái Lan, Ấn Độ và Philippines cũng có nguy cơ khủng bố nhưng chủ yếu đến từ các phe nhóm ly khai ở các nước này. Riêng Singapore và Việt Nam hầu như không có nguy cơ khủng bố trong những năm gần đây.
Các chuyên gia cảnh báo trong Cơ sở dữ liệu GTI rằng khủng bố đang là một hiện tượng toàn cầu cũng như ở các khu vực nóng.
“Hãy nhận thức được rằng chủ nghĩa khủng bố đang gia tăng trên phạm vi toàn thế giới và số các vụ giết người đã tăng gấp 40 lần so với năm 2013” , Giáo sư Dan Erickson Đại học Colorado (Mỹ) phát biểu.
“Tôi nghĩ các con số không kích động chủ nghĩa khủng bố mà giúp nâng cao nhận thức con người về vấn nạn bạo động. Các cuộc khủng bố đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên nhiều mặt trong đời sống xã hội”, ông cho biết thêm.
Cảnh sát Trung Quốc tập trận chống khủng bố - Ảnh: Reuters |
Thông báo nêu rõ hầu hết các vụ tấn công khủng bố đều không gây thương vong lớn và có sự thay đổi hình thức tấn công.
Trước đây, các vụ khủng bố thường nhắm vào các phong trào chủ nghĩa dân tộc và các phong trào ly khai. Bây giờ là tôn giáo như vụ khủng bố gần đây tại Jerusalem làm chết 5 người.
Tôn giáo là nguyên nhân chính của các vụ khủng bố bạo lực tại Iraq và Syria. Theo GTI cảnh báo, việc tôn giáo hóa các phong trào cực đoan nên được quan tâm nhiều hơn, đồng thời nâng cao lòng bao dung và lẽ phải như một cách để giảm nguy cơ tấn công trong tương lai.
Cơ sở dữ liệu khủng bố toàn cầu (GTI - Global Terrorism Index) là chỉ số đầu tiên xếp hạng và so sách các quốc gia dựa theo tác động của chủ nghĩa khủng bố. GTI sử dụng 4 chỉ số để đo lường như số vụ tấn công, số thương vong, số người chết và độ thiệt hại.
Số điểm đánh giá cho từng quốc gia sẽ là mức độ ảnh hưởng của các vụ khủng bố trong đời sống xã hội, sự sợ hãi của người dân cũng như phản ứng quyết liệt từ các cơ quan an ninh.
Danh sách 13 quốc gia có nguy cơ khủng bố cao là: Angola, Bangladesh, Burundi, Cộng hoà Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Ethiopia, Iran, Israel, Mali, Mexico, Myanmar, Sri Lanka và Uganda.
Huỳnh Mai – Bảo Vinh
>> Ấn, Trung tập trận chống khủng bố
>> Tấn công khủng bố ở Jerusalem, 4 người chết, 6 bị thương
>> 5 ngân hàng lớn bị kiện vì giúp khủng bố ở Iran
>> Ấn Độ báo động âm mưu khủng bố
>> IS-một trong nhóm khủng bố giàu nhất thế giới
Bình luận (0)