Bốn điều này do Charles Ealy, biên tập viên, nhà báo kỳ cựu ở mảng điện ảnh của tờ American Statesman, người đã có thâm niên gần 20 năm dõi theo một trong những liên hoan phim lớn nhất thế giới này tổng hợp lại.
1. Kristen Stewart được đánh giá cao tại châu Âu
Mặc dù là một diễn viên người Mỹ nhưng xem ra, cô nàng Kristen Stewart lại không được những người yêu phim ảnh tại đây mặn mà mấy. Kể từ khi danh tiếng của cô nổi như cồn sau bộ phim Twilight (Chạng vạng), phần lớn khán giả nước này cho rằng tài năng của cô chẳng có gì ngoài việc được biết tới là diễn viên của loạt phim ăn khách. Không những vậy, họ cho rằng ngay cả Twilight cũng không thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật.
Kristen Stewart được đánh giá cao tại châu Âu hơn ở quê nhà - Ảnh: AFP/Getty Images
|
Nhưng tại châu Âu và đặc biệt là Liên hoan phim Cannes thì ngược lại. Bằng chứng là ngôi sao 26 tuổi vô cùng được săn đón với việc sẽ góp mặt trong hai bộ phim quan trọng được trình chiếu tại sự kiện năm nay. Một là tác phẩm mở màn cho Cannes, bộ phim Café Society của đạo diễn Woody Allen và phim tranh giải Cành cọ vàng của đạo diễn người Pháp Olivier Assayas mang tên Personal Shopper.
Năm ngoái, Kristen Stewart cũng xuất hiện trong bộ phim khác của Olivier Assayas mang tên Clouds of Sils Maria, tham gia tranh tài tại Cannes 2015. Với vai diễn này, cô giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Cesar Awards, giải thưởng điện ảnh danh giá của nước Pháp.
2. Người Mỹ ngày càng chú ý tới Cannes
Có một sự thật là năm nay, số lượng những diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất và các đơn vị đầu tư tới từ Mỹ vượt trội hơn hẳn mọi năm. Nhất là các đạo diễn được lựa chọn để công chiếu hoặc tham gia tranh tài tại một số hạng mục quan trọng như Woody Allen với bộ phim chiếu khai mạc Café Society, Jeff Nichols với phim Loving, nam diễn viên Sean Penn thử sức ở ghế đạo diễn với The Last Face, Shane Black với The Nice Guys, Jodie Foster với Money Monster, đạo diễn kỳ cựu Steven Spielberg và bộ phim định dạng 3D The BFG.
|
Bên cạnh đó, ngay cả một trang dịch vụ xem phim trực tuyến có trụ sở tại Mỹ như Amazone cũng hăm hở mang tới sự kiện điện ảnh của châu Âu tận 5 bộ phim trong lần đầu tiên tham dự. Thậm chí, những người được vinh danh tại Cannes năm nay cũng là những cái tên Mỹ như huyền thoại nhạc pop vừa qua đời Prince và nam diễn viên gạo cội Robert De Niro.
3. Phim mang tới Cannes là danh giá? Chưa hẳn!
Chúng ta đã nghe quá nhiều về cụm từ “liên hoan phim danh giá nhất thế giới” và mặc định những bộ phim góp mặt tại đây đương nhiên là những tác phẩm hàng đầu nền điện ảnh hiện nay. Điều này đúng nhưng chỉ một phần. Liên hoan phim ngoài việc trao giải cho những tác phẩm xuất sắc đăng kí và được chọn đi thi thì thực chất đây là một dịp để các nhà sản xuất phim trình làng những bộ phim mới nhất và cố gắng bán sản phẩm của họ cho các nhà phân phối hội tụ từ khắp nơi trên thế giới.
|
Điều quan trọng của một bộ phim khi tới Cannes là việc nó sẽ tham dự vào phần nào của chương trình. Nếu đó là phim tranh giải Cành cọ vàng hoặc hai hạng mục bên lề quan trọng ở liên hoan phim là Tuần lễ phê bình (Critics' Week) và Tuần lễ đạo diễn (Directors' Fortnight) thì chất lượng của chúng là điều không cần bàn cãi. Nhưng nếu đó là những bộ phim được chào bán trong tòa nhà Palais de Festival, nơi các đơn vị sản xuất sẽ dựng một gian hàng nhỏ, trình chiếu các bộ phim trên màn hình để mọi người theo dõi thì phải cân nhắc về tính nghệ thuật của các tác phẩm. Bởi ai cũng có thể mang phim của mình tới Cannes miễn là họ sẵn sàng trả tiền cho gian hàng, đổi lại các nhà sản xuất sẽ có cơ hội tiếp cận với mạng lưới đơn vị phát hành phim từ nhiều quốc gia trên thế giới.
4. Cannes luôn sở hữu những bộ phim “hoang dã” nhất
Liên hoan phim Cannes hằng năm thường không thiếu những bộ phim có tính kỳ dị và “hoang dã”. Bộ phim được đánh giá là điên rồ nhất mùa liên hoan phim này là tác phẩm kinh dị The Neon Demon của đạo diễn người Đan Mạch Nicolas Winding Refn với nội dung xoay quanh nghề người mẫu và những mặt tối trong giới này.
|
Bình luận (0)