(TNO) Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều ứng dụng giả mạo, có khả năng lấy trộm thông tin cá nhân của người dùng. Các chuyên gia của hãng bảo mật Trend Micro đưa ra 4 lưu ý khi sử dụng ứng dụng trên thiết bị di động.
Nên tải phầm mềm từ kho ứng dụng chính thức được các hãng cung cấp - Ảnh chụp màn hình
|
1. Tải ứng dụng từ nguồn gốc có uy tín
Nguồn gốc của một ứng dụng là vấn đề quan trọng mà người dùng cần lưu ý. Không nên tải ứng dụng từ những kho trực tuyến có nguồn gốc không rõ ràng, mà chỉ nên lấy về từ những kho ứng dụng chính thức của nền tảng di động mình đang dùng như: App Store (iOS), Google Play (Android) hoặc Windows Phone Store (Windows Phone).
2. Xem kỹ quyền truy cập của ứng dụng
Khi tải một ứng dụng, bạn sẽ cho phép ứng dụng đó truy cập được vào phần thông tin cụ thể hoặc một số thông tin trên di động như: vị trí, hình ảnh, lịch sử tìm kiếm internet hoặc danh bạ của bạn.
Tùy vào nền tảng di động đang sử dụng mà bạn sẽ nhận được thông báo để xem và chấp nhận quyền truy cập của ứng dụng vào những lúc khác nhau. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện trong cửa sổ pop-up trước khi bạn tải xong ứng dụng, hay trong lần đầu khởi động, hoặc cũng có thể là khi tạo tài khoản.
Khi tải một ứng dụng, bạn sẽ cho phép ứng dụng đó truy cập được vào phần thông tin cụ thể hoặc một số thông tin trên di động như: vị trí, hình ảnh, lịch sử tìm kiếm internet hoặc danh bạ của bạn.
Tùy vào nền tảng di động đang sử dụng mà bạn sẽ nhận được thông báo để xem và chấp nhận quyền truy cập của ứng dụng vào những lúc khác nhau. Thông thường, chúng sẽ xuất hiện trong cửa sổ pop-up trước khi bạn tải xong ứng dụng, hay trong lần đầu khởi động, hoặc cũng có thể là khi tạo tài khoản.
Chính vì thế, lúc ứng dụng thông báo hãy xem kỹ các điều khoản mà ứng dụng này đưa ra, và các điều khoản này có đúng như mục đích phục vụ của nó hay không. Ví dụ, một ứng dụng quản lý hình ảnh sẽ đưa ra thông báo xin quyền truy cập vào trong phần quản lý hình ảnh trên máy bạn. Nhưng nếu ứng dụng này xin thêm quyền quản lý danh bạ, tin nhắn thì cần xem xét lại.
3. Lưu ý những ứng dụng thanh toán trên di động
Nếu bạn đăng nhập các thông tin thanh toán hay chuyển tiền vào một tài khoản ứng dụng ảo thì việc cần làm là biết cách bảo vệ mình khỏi những trường hợp lừa đảo.
3. Lưu ý những ứng dụng thanh toán trên di động
Nếu bạn đăng nhập các thông tin thanh toán hay chuyển tiền vào một tài khoản ứng dụng ảo thì việc cần làm là biết cách bảo vệ mình khỏi những trường hợp lừa đảo.
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng ghi rõ thông tin bảo vệ quá trình mua bán, nếu không tìm thấy thông tin này trong chính sách bảo mật của ứng dụng thì hãy tìm kiếm trang web công ty đó hay kiểm tra với công ty hoặc ngân hàng phát hành thẻ thanh toán xem họ có cung cấp bảo vệ việc mua bán trên di động hay không.
Một lần nữa, nếu không tìm thấy đủ thông tin khiến mình thoải mái khi sử dụng một ứng dụng thanh toán tiền trên di động, thì hãy xóa nó đi và lựa chọn ứng dụng khác an toàn hơn.
Cần lựa chọn ứng dụng thanh toán trên di động nào an toàn nhất - Ảnh: AFP
|
4. Thắt chặt các thiết lập bảo mật trên thiết bị di động
Nếu bạn không thích các chính sách của một ứng dụng mua sắm mà vẫn muốn sử dụng nó thì hãy xem xét các cài đặt trên di động của mình để tăng khả năng bảo mật, thay vì sử dụng thiết lập mặc định trên máy.
Đối với điện thoại Android, hãy bỏ tuỳ chọn “save all login credentials” (lưu tất cả các thông tin đăng nhập) nằm trong phần quản lý cài đặt trên máy. Ngoài ra, không nên mở thiết lập chạy các ứng dụng không được Google Play xác nhận.
Đối với thiết bị chạy iOS, người dùng có thể chủ động tự tắt tính năng xác định vị trí trên máy, và chỉ kích hoạt tính năng này lúc cần xác định vị trí trên phần mềm.
Nếu bạn không thích các chính sách của một ứng dụng mua sắm mà vẫn muốn sử dụng nó thì hãy xem xét các cài đặt trên di động của mình để tăng khả năng bảo mật, thay vì sử dụng thiết lập mặc định trên máy.
Đối với điện thoại Android, hãy bỏ tuỳ chọn “save all login credentials” (lưu tất cả các thông tin đăng nhập) nằm trong phần quản lý cài đặt trên máy. Ngoài ra, không nên mở thiết lập chạy các ứng dụng không được Google Play xác nhận.
Đối với thiết bị chạy iOS, người dùng có thể chủ động tự tắt tính năng xác định vị trí trên máy, và chỉ kích hoạt tính năng này lúc cần xác định vị trí trên phần mềm.
Bình luận (0)