1. Trái phiếu lao dốc
Với Jean-Marie Mercadal, người giúp giám sát 68 tỉ EUR, tương đương 73 tỉ USD, trên cương vị giám đốc đầu tư tại hãng OFI Asset Management ở Pháp, cuộc bầu cử của Hà Lan và Pháp sẽ không ảnh hưởng gì đến thị trường. Ông cho rằng mối nguy chủ yếu đến từ trái phiếu.
“Tiềm năng tăng giá của trái phiếu là rất hạn chế ở thời điểm này, song khả năng giảm giá lại lớn và bạn có thể lỗ rất nặng”, Mercadal cho biết. Sau khi chạm mức thấp kỷ lục hồi tháng 7.2016, lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu phục hồi, được thúc đẩy bằng việc dữ liệu kinh tế vĩ mô cải thiện và lạm phát trở lại. Sản lượng đi lên làm tổn thương các nhà đầu tư nắm giữ nợ và tăng chi phí tài chính cho các doanh nghiệp.
2. Đô la Mỹ
Nợ lao dốc có lẽ chỉ là sự bắt đầu và đồng bạc xanh mạnh lên sẽ gây ra nguy cơ khác. Đây là ý kiến của chuyên gia Michael Lok thuộc hãng Union Bancaire Privee, người nhận định tăng trưởng trở lại ở Mỹ, châu Âu và thị trường mới nổi là tín hiệu dài hạn cho thấy cuộc khủng hoảng toàn cầu vừa qua đã hoàn toàn chấm dứt.
“Mối nguy hiện tại là chuyện lợi suất trái phiếu hay giá trị USD tăng đột ngột”, ông Lok, Giám đốc đầu tư kiêm giám đốc điều hành đơn vị quản lý tài sản, cho hay. USD tăng giá đột ngột có thể làm tổn thương các nhà xuất khẩu Mỹ, gián đoạn sự phục hồi trong lợi nhuận doanh nghiệp sau đợt suy yếu doanh thu năm ngoái. Đây cũng là tin tiêu cực cho các thị trường mới nổi vì nhà đầu tư sẽ ưu ái tài sản Mỹ, tránh tiếp xúc với đồng nội tệ giảm giá. USD tăng giá cũng sẽ ảnh hưởng đến các loại hàng hóa, giá trị niêm yết bằng USD và các hãng khai thác mỏ.
3. Tổng thống Mỹ Donald Trump
Đối với chiến lược gia Patrick Moonen thuộc NN Investment Partners, rủi ro có thể đến từ Washington. “Thị trường có nhiều kỳ vọng cao về chính sách của ông Trump và có nguy cơ việc thực hiện những chính sách này sẽ gây ra thất vọng nếu nó không mạnh mẽ như mong đợi hoặc bị trì hoãn vì Quốc hội”, ông Moonen nói. Công ty của ông giám sát 199 tỉ EUR, tương đương 213 tỉ USD, giá trị tài sản.
Kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ ngày 8.11.2016, chỉ số S&P 500 tăng 7%, trong khi chỉ số Russell 2000 tăng 13%. Đây là dấu hiệu thể hiện kỳ vọng cao đặt vào tăng trưởng kinh tế Mỹ. Ở châu Âu, chỉ số Stoxx 600 Basic Resource theo dõi một số nhà khai thác mỏ lớn nhất thế giới, đi lên 20% cùng kỳ, tăng gấp đôi chỉ số chuẩn Stoxx Europe 600.
4. Trung Quốc
Deutsche Bank cho hay Trung Quốc có thể là mối đe dọa lớn nhất với sự ổn định thị trường. Đà tăng trưởng kinh tế vĩ mô của nước này có thể suy yếu trong những tháng tới, nhiều nhà phân tích, trong đó có Thomas Pearce, nhận định trong tuần này. Khi lo ngại về tăng trưởng Đại lục dâng cao, chỉ số MSCI All-Country World đi vào vùng giảm điểm trong tháng 2 năm ngoái. Thước đo áp lực trên thị trường tài chính lúc đó tăng vọt.
5. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Với chuyên gia Anthony Benichou ở hãng Louis Capital Markets tại Anh, nguy cơ lớn với các thị trường trong năm 2017 có thể đến từ một Fed năng nổ hơn dự báo. Giới đầu tư đang nhận định có 1/5 khả năng Fed tăng lãi suất cho vay trong cuộc họp tháng 3 và 65% trong cuộc họp tháng 6. Lạm phát tăng tốc có thể khiến Fed nâng lãi suất với tốc độ cao hơn. Điều này có thể kiềm chế tăng trưởng kinh tế và khiến giới đầu tư ngại tài sản rủi ro.
tin liên quan
Các yếu tố gia tăng rủi ro cho kinh tế thế giớiBất bình đẳng cùng cảnh phân cực xã hội gia tăng là hai yếu tố định hình sự phát triển của thế giới trong thập niên tiếp theo.
Bình luận (0)