Bọn tội phạm mạng có thể nhắm đến bất kỳ ai trên thế giới, ngay cả người sống ở Singapore, đất nước có tỷ lệ tội phạm thấp, hệ thống an ninh hiệu quả và hệ thống pháp lý mạnh mẽ. Nhiều người cho rằng mình không phải là mục tiêu hấp dẫn của tội phạm mạng, song sự thật lại không phải như thế.
An ninh mạng là vấn đề cá nhân. Sự an toàn trên mạng của các tổ chức và quốc gia phụ thuộc vào việc các cá nhân giữ được sự an toàn cho thông tin và bản thân họ khi online. Những kẻ tấn công mạng liên tiếp tạo ra nhiều dạng tấn công mới, khai thác các lỗ hổng mới. Trong quá khứ, virus IloveYou, ransomware Wannacry và worm Conficker từng làm nhiều người lo ngại.
tin liên quan
Gần 50 triệu người dùng Facebook bị rò rỉ thông tin cá nhân1. Cập nhật hệ thống của bạn ngay lập tức
Bật cập nhật tự động. Bất cứ khi nào bạn thấy cửa sổ yêu cầu cập nhật xuất hiện trên màn hình, hãy lưu những gì bạn đang làm, khởi chạy cập nhật ngay lập tức và nghỉ ngơi một chút. Không có hệ thống hay phần mềm nào hoàn hảo, vì các nhà nghiên cứu bảo mật và tội phạm mạng tìm thấy lỗ hổng để tấn công mỗi ngày. Nhiều người hoãn cập nhật hệ thống và bằng cách này, họ khiến mình trở thành mục tiêu tấn công tiềm năng.
2. Luôn cài chương trình diệt virus
Bất cứ khi nào bạn mua máy tính hay thiết bị mới, hãy tải và cài đặt phần mềm chống virus. Đây nên là phần mềm đầu tiên bạn nên có nếu máy tính của bạn, bất kể là Microsoft PC, Mac hay thiết bị Android, chưa tích hợp sẵn. Các gói giá diệt virus hiện rẻ hơn nhiều, với nhiều lựa chọn tốt và tùy chọn gói. Đây là khoản đầu tư nhỏ so với giá trị thiết bị cũng như máy tính của bạn.
3. Dùng mật khẩu dài
|
Mật khẩu nên bí mật, cụm từ chỉ bạn biết và rất khó để người khác dò ra. Vì vậy, tránh dùng các dãy chữ, số dễ đoán như “123456”, các từ phổ biến trong từ điển hoặc thông tin cá nhân, chẳng hạn như ngày sinh của bạn. Mật khẩu tốt cần dài và là cụm chỉ bạn nhớ nổi. Một gợi ý khá hay là bạn có thể dùng một cụm gồm ba từ liên quan đến kỷ niệm đặc biệt, ví dụ như “bedokrainingdurian”, giả sử bạn nhớ lần ăn sầu riêng ngon nhất tại Bedok vào một ngày mưa.
4. Đừng dùng lại mật khẩu
Cũng giống như việc bạn không chia sẻ bí mật với ai, đừng dùng lại mật khẩu của mình cho các ứng dụng khác nhau. Điều này bảo vệ bạn trước tình huống bị kẻ tấn công lấy cắp mật khẩu từ một trang web, sau đó dùng thành công mật khẩu trên cho nhiều trang web hay dịch vụ khác. Các vụ rò rỉ dữ liệu nổi tiếng, khiến thông tin đăng nhập của người dùng bị phát tán có thể kể đến là vụ của Yahoo!, Adobe và LinkedIn.
5. Đừng bấm vào liên kết, email không rõ
|
Cách phổ biến nhất để những kẻ tấn công nhắm mục tiêu vào nạn nhân là thông qua tin nhắn hay email lừa đảo. Đây là nỗ lực lừa đảo của kẻ muốn bạn bấm vào liên kết, tải xuống phần mềm độc hại trên thiết bị của bạn.
6. Cẩn thận với địa điểm bạn lướt web
Khi du lịch nước ngoài, thói quen tốt là ở các con đường chính, tránh ngõ hẻm và nhiều nơi bất ổn, dùng thực phẩm an toàn. Điều tương tự cũng áp dụng cho việc lướt web. Bạn chỉ nên tải xuống phần mềm chính thức từ các app store của Microsoft, Google, Apple hay các trang web hợp pháp. Hầu hết trang web hợp pháp sẽ có HTTPS và trang web thường trông chuyên nghiệp hơn. Hãy cẩn thận với các trang có nhiều cửa sổ bật lên, đề nghị bạn tải xuống hoặc “mua ngay”.
7. Không chia sẻ quá nhiều thông tin kỹ thuật số
Mỗi lần truy cập nền tảng mạng xã hội, bạn để lại “dấu chân” kỹ thuật số của mình. Bất cứ khi nào bạn chia sẻ trên mạng xã hội, những “dấu chân” này tiết lộ bạn là ai, ở đâu, có thể liên lạc được như thế nào, bạn quen ai và đang làm gì. Những kẻ tấn công mạng có thể thu thập thông tin của bạn hiệu quả hơn, và dùng nó chống lại bạn hay những người bạn biết. Trong bối cảnh nhiều người cởi mở chia sẻ thông tin trên mạng xã hội về các mối quan hệ, dữ liệu định vị và số điện thoại liên lạc, việc hiểu mục cài đặt trên mạng xã hội và đưa ra quyết định riêng về những người có quyền truy cập thông tin, bài đăng của bạn khá hữu ích.
Bình luận (0)