(Lược dịch từ herworldplus.com)
Ngủ quá nhiều
Mệt mỏi, trầm cảm hay cả huyết áp cao và mất trí nhớ, hẳn bạn cũng biết đây là tác hại của việc thiếu ngủ mãn tính. Song, ngủ quá nhiều cũng khiến bạn chậm chạp, chán nản, lo lắng và làm việc kém hiệu quả.
Vậy bao nhiêu được coi là quá nhiều? Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng người lớn khỏe mạnh cần 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, nhưng con số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tuổi tác, các hoạt động thể lực, thói quen về sức khoẻ và lối sống khác. Căng thẳng hoặc bệnh tật cũng có thể khiến bạn ngủ nhiều hơn.
Ngủ quá nhiều hay chứng mất ngủ, đều là vấn đề cần quan tâm. Nó có thể là căn nguyên - ví dụ như rối loạn não hoặc thứ phát, do các bệnh trạng như tiểu đường, béo phì, các bệnh thần kinh như xơ cứng, đa xơ cứng hoặc bệnh Parkinson, thiếu sắt, hypothyroidism, bệnh thận mãn tính, trầm cảm, lo lắng và chứng rối loạn như buồn nôn hoặc ngưng thở khi ngủ.
Nếu bạn ngủ quá nhiều trong ít nhất ba tháng qua hoặc đang trải qua tình trạng buồn ngủ ban ngày quá mức, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.
Uống quá nhiều nước
Uống nước là phương thức tối ưu để duy trì một cơ thể khỏe mạnh nhưng uống quá nhiều lại dẫn đến ngộ độc nước. Khi bạn uống quá nhiều nước cùng một lúc, thận sẽ không kịp xử lý lượng nước ấy và thải ra ngoài dưới dạng nước tiểu, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm độc nước, dẫn đến tử vong. Các triệu chứng ngộ độc nước bao gồm nhức đầu, thay đổi hành vi, nhầm lẫn, kích thích, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ và đau đớn, co giật hoặc chuột rút , buồn nôn và nôn. Nặng hơn là động kinh, tổn thương não, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Vậy uống bao nhiêu nước là đủ? Bạn nên uống đủ để bạn ít khi cảm thấy khát và nước tiểu của bạn sẽ không màu hoặc có màu vàng nhạt. Bình thường thì khoảng 2 lít mỗi ngày là đủ. Nếu bạn bị bệnh tim hoặc bệnh thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Tập luyện quá độ
Tập thể dục quá mức có thể gây đau cơ, cứng cơ và khớp, mệt mỏi. Khi cơ và khớp của bạn bị căng thẳng, bạn có thể gặp phải các chấn thương dây chằng, cổ chân sau hoặc các vấn đề về khớp vai.
Bạn cũng đặt mình vào nguy cơ bị đau tim nếu ép bản thân tập với cường độ cao, mặc dù điều này thường chỉ ảnh hưởng đến những người bị bệnh tim không được chẩn đoán hoặc có tiền sử trước đó. Ngoài ra, bạn nhanh chóng mất năng lượng, khiến năng suất làm việc giảm.
Bác sĩ khuyên nên tập thể dục ít thường xuyên hơn và nhẹ nhàng hơn khi có dấu hiệu chấn thương đầu tiên. Và nếu bạn cảm thấy muốn tăng mức độ tập luyện của mình, hãy giới hạn nó khoảng10 phần trăm mỗi tuần.
Đánh răng quá nhiều lần hoặc chải quá mạnh
Chúng ta đánh răng để loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng. Chúng bắt đầu hình thành ngay khi bạn đánh xong và nếu để trên răng lâu hơn 12 giờ, có thể gây kích ứng nướu răng. Mảng bám cũng là một yếu tố gây sâu răng.
Các chuyên gia đã chỉ ra đánh răng một lần vào buổi sáng sớm và một lần trước khi đi ngủ là tốt nhất. Ba lần một ngày cũng được, nhưng không cần thiết. Nhưng vượt qua con số 3, bạn có nguy cơ làm mất lớp men răng và gây thoái hóa nướu. Cả hai vấn đề đều dẫn đến ê buốt răng.
Một trường hợp phổ biến nữa là đánh răng quá mạnh. Điều này có thể làm tổn thương lợi, gây ra đau nhức trong một thời gian ngắn. Trong những trường hợp nặng, sử dụng quá nhiều sức có thể gây sâu răng nơi các cổ răng, làm yếu và tăng độ nhạy cảm của răng. Hãy sử dụng một chiếc bàn chải đánh răng có lông mềm và đầu nhỏ. Lông chải cứng chỉ khiến vấn đề của bạn thêm trầm trọng hơn.
Sử dụng bông ráy tai
Ngay cả với áp lực nhẹ, sử dụng bôngráy tai vẫn có khả năng làm mất thính giác, hỏng ống tai hoặc rụng màng nhĩ của bạn. Dù cho màng nhĩ vẫn sẽ lành lại nhưng điều đó dẫn đến mất thính giác dẫn. Khi sử dụng bông, bạn sẽ khiến ráy tai bị đẩy sâu vào trong ống tai. Lúc này chúng rất khó để loại bỏ, và khi sử dụng chất làm sạch mạnh có thể gây trầy xước trong ống tai dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài.
Bạn không cần ráy tai bởi chúng sẽ tự làm sạch, nhưng nếu cần, bạn chỉ cần lau tai ngoài bằng khăn lau, sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm.
Sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng nếu bạn đã có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, bạn không cần bổ sung vitamin cũng như khoáng chất.
Dùng quá liều thực phẩm chức năng có thể có nhiều tác dụng phụ. Ví dụ, hơn 1g vitamin C có thể gây tiêu chảy; quá nhiều sắt có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi và đau khớp; mức vitamin B6 cao có thể gây tổn thương thần kinh, và lượng kẽm quá mức có thể gây ra các vấn đề về tim, thiếu máu và giảm miễn dịch, đồng thời ngăn chặn sự hấp thu đồng và sắt của cơ thể.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Đại học Colorado đã xem xét một số thử nghiệm trong hơn một thập kỷ liên quan tới hàng ngàn bệnh nhân và thấy rằng việc dùng quá liều chất bổ sung cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư và bệnh tim. Một số người dùng Beta-carotene để tăng khả năng miễn dịch cũng vô tình làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim lên đến 20%; trong khi axit folic làm tăng số lượng các khối u tiền ung thư ở ruột già.
Uống nước ép tươi
Nhiều người uống nước trái cây để bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn kiêng của chúng ta, tăng năng lượng và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước trái cây sai cách và sử dụng các sản phẩm phi hữu cơ có thểbị phản tác dụng.
Do chứa lượng đường fructoza cao, uống quá nhiều nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu không ổn định, cũng như tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường loại 2. Để giảm bớt lượng đường tự nhiên khi ép trái cây, bạn nên thêm một số rau củ như cải xoăn và dưa chuột.
Ăn thực phẩm ít béo
Hãy đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận vì thực phẩm ít béo vẫn có lượng đường cao. Khi các nhà sản xuất thực phẩm lấy chất béo ra khỏi một sản phẩm, họ thêm đường vào nhằm tăng hương vị. Sữa chua, ngũ cốc, kem và nhiều loại thực phẩm ăn vặt khác có nhãn là chất béo thấp, giảm chất béo hoặc không chứa chất béo, có xu hướng có lượng đường cao.
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên bao gồm một lượng chất béo, vì vậy không có lý do để tránh các sản phẩm chứa chất béo, trừ khi bác sĩ của bạn đã khuyên bạn cách khác. Hơn nữa, chất béo trong chế độ ăn rất quan trọng cho chức năng của não và xử lý vitamin A, D, E và K.