82 ngày làm con tin - Kỳ 3: Đoạn video đầu tiên

24/08/2006 17:34 GMT+7

Sáng thứ hai, 2 ngày sau khi tóm tôi, những kẻ bắt cóc bắt đầu cố gắng chuyển tôi thành người theo đạo Hồi. >>Kỳ 4: Người mẹ đánh bom tự sát

Tẩy Não

Đầu tiên, họ để tôi ngồi trước tivi và mở một kênh truyền hình vệ tinh đang phát sóng bằng tiếng Anh về những tín đồ đạo Hồi. Một lúc sau, Abu Ali, người đàn ông có bộ râu quai nón muối tiêu- kẻ tham gia bắt cóc tôi- tiến vào phòng, trên tay cầm cuốn kinh Koran. Anh ta cố tìm cách chỉ cho tôi hiểu những điểm tương đồng giữa đạo Hồi và đạo Cơ đốc.  Anh ta dẫn chứng rằng có nhiều đoạn Kinh Thánh có nguồn gốc từ Kinh Koran. Tôi lo lắng tìm cách làm cho anh ta thích mình và nghĩ rằng tôi có cảm tình với  anh ta nên cố nói bằng tiếng Ả Rập càng nhiều càng tốt. Anh chàng Abu và những gã khác kinh ngạc trước vốn từ mà tôi dường như chỉ mới lượm lặt được trong có một ngày.


Trước khi Carroll bị bắt, một con tin người Mỹ từng bị hành quyết trên truyền hình (Ảnh: China Daily) 

Tôi cố gắng lắng nghe những bài học của Abu một cách chăm chú trong khi anh ta chuyển tải những từ ngữ phức tạp trong kinh Koran sang thứ ngôn ngữ Ả Rập phổ thông nhất mà anh ta nghĩ rằng tôi có thể hiểu. Abu cũng lấy làm sung sướng lắm khi thấy tôi tỏ ra chịu học hỏi. Anh ta cứ luôn mồm rằng chẳng có sức éáp gì cả trong thế giới đạo Hồi, rằng chuyện ép buộc người khác theo đạo là chuyện cấm kỵ. Việc chấp nhận theo đạo thật sự phải đến từ lòng tự nguyện.

Họ bắt cóc tôi, súng lăm lăm trên tay sẵn sàng bắn tôi nhưng thật nực cười,  lại nói là chẳng có ép buộc gì ở đây cả. Sẽ sai lầm nếu tôi cố bảo đảm với anh ta rằng tôi cảm thấy không có bị ép buộc gì cả. Tôi đã thích thú học hỏi về đạo Hồi nhưng chẳng qua chỉ vì tôi là nhà báo, học để hiểu những con người mà tôi đang viết về họ.
Sau này, điều đó lại tiếp tục ám ảnh tôi.

Vào vai diễn


Chiều thứ hai, tôi được gọi vào một phòng khách. Ngồi dán vào tường là một người đàn ông quấn kaffiyeh- một loại khăn sọc ca rô truyền thống  của đàn ông HôÌi giáo- kín cả đầu và mặt. Tôi chỉ có thể nhìn thấy đôi mắt đen như mực của ông ta. Đôi mắt đen bắt đầu cật vấn tôi bằng tiếng Anh, giọng nói quen quen, chất giọng khàn khàn.

“Ở đây cô hạnh phúc chứ ?”, “Mọi chuyện ổn không?”

Ồ, Tôi nhận ra cái giọng này rồi. Đó là giọng của người phiên dịch- người đã tra hỏi về lai lịch của tôi khi vừa bị bắt. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng hắn ta chẳng phải là người phiên dịch gì mà là kẻ cầm đầu.

Hắn tiếp tục kể rằng nhóm của mình đã bắt cóc một nhà báo nữ người Pháp hồi năm trước, rằng cô ta đã bị hỏi vì sao lại được đối xử quá tốt. Hắn ta đã bảo cô ta phải nói với mọi người khi được về nhà là mình được đối xử tốt đấy. Một cú sốc khác: đây chính là nhóm đã bắt cóc Florence Aubenas, nữ phóng viên thường trú của tờ Liberation. Cô ta bị bắt cóc tháng Giêng năm 2005 ở Baghdad.

Nhưng cuối cùng thì cô ta cũng được thả mặc dù lúc đó tôi không biết là cô ta đã phải trải qua 5 tháng thử thách.

Mắt đen tiếp: “ Chúng tôi cần thực hiện một cuộn video về cô. Chúng tôi muốn gia đình cô nhìn thấy cô đang trong tình trạng tồi tệ để họ phải có hành động mau lẹ hơn”

Một cảnh tượng bỗng hiện rõ nồn một trong đầu tôi: Tôi  trở thành một con tin đang đứng giữa những kẻ vũ trang súng ống trong môtå đoạn băng video phát trên đài Al-Jazeera-điều mà tôi luôn lo sợ.


Tôi đã trở thành một diễn viên bất đắc dĩ trên truyền hình Al Jazeera (Ảnh: Boston Globe)

Có vẻ như nhìn thấy sự cảnh giác của tôi, họ nói nếu tôi muốn thì có thể không phải quay video. Tôi phải cam đoan với họ là tôi rất muốn. Họ đầy súng ống trên tay, tôi không biết liệu chuyện gì sẽ xảy ra nêu tôi nói không.

Bỗng Mắt đen gằn hỏi: “ Jill, điện thoại di động của mày đâu? Hôm qua mấy thằng lính Mỹ đã tiến đến rất gần, rất gần chỗ mày. Tại sao vậy?”
Họ lại kết tội tôi có quan hệ với quân đội Mỹ. Điều này thật tồi tệ.
“Tao là chỉ huy của nhóm nhỏ này. Tao tinh vi hơn mấy người bạn này một chút. Có thứ gì cài trong người mày không? Cái gì có thể gửi tin về cho chính phủ mày đấy?”

Hỏi rồi hắn kể rằng hắn có một người bạn bị giam trong trại tù của Mỹ ở Abu Ghraib. Người này nói rằng anh ta đã bị lính thủy đánh bộ ép uống một loại thuốc ngủ gì đó rất nhiều lần. Sau khi được thả ra, anh đến bác sỹ chụp X quang và phát hiện họ đã cấy vào trong người anh ta một thiết bị điện tử.

“Nếu mày cũng có thiết bị ấy trong người thì hãy nói để chúng tao lấy ra”, Mắt đen nói và làm dấu hiệu kéo giật thứ gì đó.

“Không, tôi không có! Không có!” Tôi gần như thét lên trong nước mắt. “Hãy cho một phụ nữ đến đây cùng đi với tôi vào phòng tắm, tôi sẽ cởi đồ ra hết cho bà ấy xem là trên người tôi chẳng có thứ gì hết”.

Hắn phẩy tay nói rằng điều đó chẳng thể chứng minh rằng có thiết bị gì cấy trong người tôi hay không. Rối hắn chuyển sang chủ đề khác. Cuối cùng, bữa tối cho những người này được đem đến. Tôi thấy có cá- một sự thịnh soạn ở Iraq- chắc là nhờ sự có mặt của tôi.

Tôi rời phòng để đi ăn với đám đàn bà và trẻ con. Nhưng rõ ràng sự ngờ vực vẫn chưa hết.

Sau bữa tối họ bảo tôi mặc bộ đồ ấm mà họ đã đưa cho 2 ngày trước và ra lệnh phải bỏ cái khăn quàng trên đầu xuống. Tôi muốn quấn cái khăn hijab này trong khi họ quay phim nhưng họ không chịu, bảo là muốn tôi xõa tóc bù xù để trông tồi tệ hơn.

Họ mang tôi trở lại phòng khách, còn những người đàn ông kia cũng bắt đầu vào vai. HoÅ mang các loại súng AK47 và RPG. Họ chẳng khách sáo gì với súng ống của mình. Một khẩu AK nằm chỏng chơ dưới đất chĩa thẳng vào người tôi. Tôi nghĩ: “ Nếu cái thứ đó mà bay ra chân tôi chắc phải nổ tung lên mất”.


Họ huơ tờ giấy qua bên này, bên kia cố tìm chỗ có ánh sáng tốt nhất cho máy quay phim. Có lẽ phải đến 10 người trong phòng mà chẳng ai chịu ai.  “Không”, “không”, “bên này”, “bên kia”... loạn xị cả lên.

Mắt đen đã soạn sẵn một bài phát biểu nhưng dường như chẳng phải anh ta là người đọc nó. Abu Rasha- người đã chiến đấu với quân lính ngày hôm trước ở Baghdad- lại là người làm cái việc đó. Anh ta tập đọc to lên, tôi chẳng hiểu gì cả, chỉ nhận ra từ “CIA”. Rồi người chỉ huy quay sang hướng dẫn tôi một cách nghiêm túc. Tôi phải nói rằng những người này là mujahideen đang chiến đấu để bảo vệ đất nước, rằng họ muốn tất cả phụ nữ trong trại tù Abu Ghraib được thả, rằng quân Mỹ, đặc biệt là lực lượng lính thủy đánh bộ đang bắt, giết người phụ nữ, đốt nhà của họ. Và, tôi phải khóc thật đúng lúc.

Abu Rasha mặc một bộ đồ liền quần, đầu quấn khăn kaffiyeh. Hai người khác cũng làm như vậy. Tôi ngồi trước mặt họ, máy quay phim bắt đầu hoạt động. Tôi bắt đầu bài nói của mình. Abu Ali đứng đằng sau máy quay, tay nắm chặt cằm ra dấu bảo tôi phải khóc.

Khủng hoảng


Phải mất một lúc lâu tôi mới vào được vai diễn của mình. Nhưng tôi thật sự hoang mang, cảm xúc dồn nén và khi cuộc quay chấm dứt tôi đã khóc thật sự. Sau này tôi mới biết là Al Jazeera chỉ phát sóng có 30 giây không có tiếng động trong cuộn băng 4 phút hôm đó. Nước mắt không bao giờ chảy trên sóng.

Khi máy quay đã ngưng hẳn tôi cúi gục đầu xuống và khóc thật nhiều. Tôi nghe thấy Abu Rasha thở dài đầy cảm thông sau lưng mình như thể anh ta cũng đang mang một cảm giác tồi tệ, còn những người khác thì cũng làm một số hành vi như thể họ cũng cảm thấy buồn khi tôi ngồi trước mặt họ khóc vậy. Riêng Mắt đen thì hành động khác hẳn. Vô cảm. Với suy nghĩ cá nhân, tôi cho rằng thái độ của anh ta đối với tôi có thể khác dù là tôi sống hay chết.

Hắn nói: “Chúng ta phải làm lại chuyện này”

Hắn muốn tôi phải khóc nhiều hơn, nói dài hơn và phải diễn tả lực lượng thủy quân lục chiến đã tàn phá nhà cửa của họ như thế nào. Những người này có ác cảm thực sự nặng nề đối với lính thủy đánh bộ. Họ không thể nào biết và tôi cũng hy vọng họ không bao giờ biết rằng tôi đã gắn bó với lực lượng này từ hồi tháng 11 và tháng 12. Lúc đó, một Trung úy đã nói với tôi rằng nếu tôi bị bắt cóc thì một trung đội lính thủy đánh bộ sẽ đến giải cứu tôi.

Vì thế khi quay lại “trường quay” tôi đã cố tình nhân mạnh từ “thủy quân lục chiến”. Tôi đã nói: “Chính phủ của họ klhông phải của người Iraq mà là một chính phủ được dựng nên bởi chính chủ Mỹ, bởi lực lượng thủy quân lục chiến.”

Tôi nói vậy vì muốn cho những người lính đó biết rằng tôi nghĩ đến họ. Hỡi các chàng trai hãy đến đây cứu tôi!


Trung Bình (dịch từ Christian Science Monitor)

>>Kỳ 4: Người mẹ đánh bom tự sát

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.