87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng

26/11/2015 08:00 GMT+7

87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; gần 30% gái mại dâm cho biết họ từng là nạn nhân của BLTD và 22% đã bị cưỡng ép tình dục; 10% phụ nữ bị chồng bạo lực tình dục.

87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; gần 30% gái mại dâm cho biết họ từng là nạn nhân của BLTD và 22% đã bị cưỡng ép tình dục; 10% phụ nữ bị chồng bạo lực tình dục.

87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng - Ảnh minh họa: Độc Lập87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục nơi công cộng - Ảnh minh họa: Độc Lập
Ngày 25.11, Bộ LĐ-TB-XH và Quỹ dân số LHQ (UNFPA) tại VN tổ chức diễn đàn chính sách “Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa, ứng phó với bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại VN”. 
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Trọng Đàm, tại VN bạo lực tình dục (BLTD) hoặc thể xác đối với phụ nữ và trẻ em gái đang diễn ra dưới nhiều hình thức, từ trong gia đình tới cộng đồng. Tuy nhiên, so với các dạng bạo lực khác, việc đánh giá thực trạng và xử lý BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái gặp nhiều khó khăn hơn.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và số liệu từ các nghiên cứu cũng cho thấy 87% phụ nữ và trẻ em gái bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; gần 30% gái mại dâm cho biết họ từng là nạn nhân của BLTD và 22% đã bị cưỡng ép tình dục; 10% phụ nữ bị chồng BLTD. Đáng chú ý, 34% phụ nữ từng kết hôn cho biết từng bị chồng bạo hành thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ chịu ít nhất 1 trong 3 dạng bạo lực về thể xác, tình dục hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời.
Để giải quyết vấn đề BLTD, bà Ritsu Nacken, quyền Trưởng đại diện UNFPA tại VN, cho rằng cần có số liệu thống kê toàn diện cấp quốc gia về BLTD đối với phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các môi trường. Bên cạnh đó, có những cải tiến trong hệ thống pháp luật hiện hành cũng như quá trình thực thi hệ thống pháp luật để đưa những vụ bạo lực tình dục ra ánh sáng công lý.
Ngoài ra, ngành LĐ-TB-XH cũng cần thí điểm Trung tâm giải quyết khủng hoảng hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành trên cơ sở giới, trong đó có BLTD; đưa vào hoạt động đường dây nóng tư vấn và tiếp nhận thông tin về BLTD.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.