Theo Neowin, xác nhận của Acer được đưa ra sau khi một hacker có biệt danh "Kernelware" rao bán 160 GB dữ liệu đánh cắp từ công ty, bao gồm 655 thư mục và 2.869 tệp tin. Hacker này nói dữ liệu đánh cắp bao gồm các slide và bản trình bày bí mật, hướng dẫn kỹ thuật nhân viên, tệp định dạng hình ảnh Windows, dữ liệu cơ sở hạ tầng phụ trợ, tài liệu sản phẩm bí mật, tập tin ISO, thành phần BIOS, tập tin ROM…
Để chứng minh dữ liệu không phải giả mạo, Kernelware đã chia sẻ ảnh chụp sơ đồ kỹ thuật cho màn hình Acer V206HQL, tài liệu, dữ liệu BIOS và tài liệu bí mật. Kẻ tấn công nói sẽ chỉ bán thông qua một người trung gian và chấp nhận tiền điện tử Monero, có khả năng đảm bảo giao dịch sẽ không dễ dàng bị theo dõi. Không có mức giá công khai nào được đặt ra vì hacker này muốn những người mua quan tâm nhắn tin riêng cho người này.
Trong xác nhận của mình, một phát ngôn viên của Acer cũng cho biết cuộc điều tra hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy bất kỳ dữ liệu người tiêu dùng được lưu trữ trên máy chủ bị tấn công.
Đây không phải là lần đầu tiên Acer gặp sự cố bảo mật. Tháng 3.2021, nhà sản xuất máy tính này đã phải hứng chịu một cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền, trong đó tội phạm mạng yêu cầu khoản tiền chuộc 50 triệu USD. Bảy tháng sau đó, Acer xác nhận các hệ thống hậu mãi của công ty ở Ấn Độ đã bị một nhóm tin tặc xâm phạm, dẫn đến hơn 60 GB dữ liệu bị đánh cắp.
Bình luận (0)