Tuy nhiên, ngôi trường toàn nữ từ dự án chỉ với 9.200 USD do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức cứu trợ trong nước đóng góp này vẫn còn phải đấu tranh với nhiều quan niệm cổ xưa. Amiri cho biết âm nhạc vẫn bị xem là có "quá khứ bất hảo" ở Afghanistan nên nhiều người ra sức chống đối. Những phụ nữ Afghanistan sống trong thời nội chiến và thời Taliban vẫn còn ngần ngại không dám tham gia. Mazari cho biết mọi bạn gái ở đây đều đến từ Iran và họ đã lớn lên trong môi trường tự do. Sinh viên duy nhất ở Afghanistan trong thời Taliban cai trị đã bỏ học chỉ vài tuần sau đó vì áp lực xã hội. Cô từng xuất hiện trên truyền hình trong cuộc thi hát ở Kabul và được hạng ba nhưng khi trở về đã không được yên ổn.
Gia đình Mazari, bao gồm cả chồng cô, đều rất yêu âm nhạc. Nhưng theo Mazari, hiện nay "vẫn còn quá sớm để cho bọn con trai tham gia vì nam nữ học chung có thể sẽ sinh ra nhiều chuyện không hay. Nhiều phụ nữ đã bị ở cách biệt quá lâu trong suốt cuộc chiến nên việc cho họ học chung với nam giới sẽ không dễ dàng". Tuy nhiên trong trường nữ lại có hai giáo viên nam. Một người là Khalil Bakhtari, 45 tuổi, đã đến Các tiểu vương quốc Ả Rập sống sau khi Taliban cướp quyền năm 1996. Bakhtari và đồng nghiệp, anh Nadair Khamiri, 33 tuổi, dạy khoảng 10 nhạc cụ, từ saxophone đến keyboard điện tử, từ trống tabla đến guitar robab. Làm giáo viên đã 15 năm nay, Bakhtari kể đã có nhiều phụ nữ trong vùng gợi ý với ông về việc mở trường nhạc, nhưng ông không đủ tiền vì chỉ cây đàn harmonium đã có giá 300 USD/cái trong khi thu nhập bình quân của người dân nước này là 200 USD/năm.
D.Minh
(Theo womantoday)
Bình luận (0)