(Tin Nóng) Sau nhiều ngày trì hoãn, ngày 10.6 tàu sân bay đầu tiên do Ấn Độ tự đóng, chiếc INS Vikrant đã rời ụ trước xưởng đóng tàu Cochin tại Kochi (bang Kerala, miền Nam Ấn Độ), lai dắt ra sông.
Tàu sân bay INS Vikrant rời ụ ở xưởng đóng tàu, ngày 10.6 - Nguồn: Bộ Quốc phòng Ấn Độ
|
Theo báo chí Ấn Độ, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Ấn Độ Sitanshu Kar nói rằng đây là một dấu mốc quan trọng của ngành công nghiệp đóng tàu và của nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, khi các khâu hạ tầng của tàu đã hoàn tất.
Vikrant, chiếc tàu sân bay lớn nhất của Ấn Độ có lượng giãn nước 40.000 tấn, dài 260 m, ngang 60 m, có 2 đường cất - hạ cánh. Hơn 20.000 tấn thép đã được sử dụng để hoàn tất 95% con tàu này.
Tàu sẽ còn hoàn thiện phần máy móc, trang bị khác và chạy thử vào năm 2017, trước khi bàn giao cho Hải quân dự kiến vào năm 2018.
Tàu sẽ sử dụng máy bay MiG-29K / KUB của Nga, máy bay Tejas của Ấn Độ, trực thăng săn ngầm Ka-31; dự kiến bố trí được 36 chiến đấu cơ và 10 trực thăng.
Thiết bị liên lạc, không lưu và bộ phận hãm máy bay hạ cánh do Nga cung cấp. Tàu chạy bằng 4 động cơ turbin khí do Mỹ cung cấp.
Dự kiến chi phí hoàn thành con tàu này lên đến 3,18 tỉ USD.
Hiện nay Ấn Độ có 2 tàu sân bay là INS Viraat (Anh đóng từ năm 1953, đã cũ) và tàu INS Vikramaditya (mua từ Nga, cải tạo từ tàu sân bay lớp Kiev).
Chiếc tàu sân bay thứ hai, INS Vishal, đang trong giai đoạn thiết kế, dự kiến dùng động cơ hạt nhân, có lượng choán nước đến 65.000 tấn và có thể được trang bị máy phóng máy bay bằng điện từ trường, hợp tác với Mỹ.
Như vậy Ấn Độ chính thức gia nhập hàng ngũ các nước tự đóng tàu sân bay gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga.
|
|
|
|
Tin Nóng
>> Chi tiết kỹ thuật siêu tàu sân bay tương lai của Nga
>> Tàu sân bay Nga lên ụ sửa chữa
>> Nga đóng tàu sân bay mới để khẳng định vị trí siêu cường
>> Xem dàn xe đặc chủng trên tàu sân bay Nga
>> Mỹ sẽ bán máy phóng máy bay bằng điện từ cho Ấn Độ
>> Ấn Độ muốn tiêm kích Mig-29K có thể đáp bằng 1 động cơ
>> Xem tàu sân bay hạt nhân Pháp Charles de Gaulle đến vùng Vịnh
Bình luận (0)