Anh sao, em vậy

24/01/2015 05:23 GMT+7

Sau quyết định của Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan truất quyền, cấm hoạt động chính trị trong 5 năm cũng như có thể truy cứu hình sự cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, bà và anh trai Thaksin của mình đều đã đi con đường giống nhau: đạt tới đỉnh cao chính trị rồi cùng chung số phận bị luận tội, xét xử.

Sau quyết định của Hội đồng Lập pháp quốc gia Thái Lan truất quyền, cấm hoạt động chính trị trong 5 năm cũng như có thể truy cứu hình sự cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, bà và anh trai Thaksin của mình đều đã đi con đường giống nhau: đạt tới đỉnh cao chính trị rồi cùng chung số phận bị luận tội, xét xử.

Anh em nhà Shinawatra - Ảnh: AFP

Bà Yingluck giờ phải lựa chọn giữa lưu vong hay tù đày. Ngoài ra, cũng có thể thấy những đối thủ chính trị của nhà Shinawatra và giới quân sự đang nắm quyền ở Thái Lan muốn bà lưu vong ở nước ngoài như anh trai hơn là ngồi tù trong nước.

Kết cục này không gây bất ngờ bởi đã có thể dễ dàng đoán trước. Nó không thể khác sau khi giới quân sự công nhận đã tiến hành đảo chính. Thật ra, bà Yingluck đã bị tòa án truất quyền cách đây hơn 8 tháng. Thiên hạ phải tự hỏi giờ đây sao lại phải truất quyền một người đã mất quyền từ lâu. Thật ra, giới quân sự Thái Lan không mặn mà với anh em nhà Shinawatra nhưng lại phải rất thận trọng vì lực lượng ủng hộ đông đảo của họ. Cho nên, khi có điều kiện và cơ hội thì giới quân sự không bỏ qua để hạ bệ họ.

Thời gian qua, giới quân sự chưa xử lý bà Yingluck vì còn phải trấn áp phe chống đối nhà Shinawatra và hợp pháp hóa vị thế quyền lực của mình. Sau khi biến phe chống anh em nhà Shinawatra thành lực lượng của mình thì giới quân sự mới ra tay với bà Yingluck. Phe này nay đã đạt mục tiêu là hợp pháp hóa việc loại trừ bà Yingluck và ngăn cản anh em nhà này trở lại chính trường. Nhưng rõ ràng như thế không phải là hòa hợp, hòa giải thật sự.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.