Apple giải quyết cáo buộc hưởng lợi từ thẻ quà tặng lừa đảo

Loan Chi
Loan Chi
07/01/2024 08:47 GMT+7

Apple đã giải quyết vụ kiện tập thể từ năm 2020, trong đó các nguyên đơn cáo buộc "táo khuyết" đã hưởng lợi từ một vụ lừa đảo thẻ quà tặng.

Theo Reuters, công ty có trụ sở tại Cupertino (Mỹ) bị cáo buộc không cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân của một vụ lừa đảo liên quan đến thẻ quà tặng trả trước của Apple, đồng thời còn thu lợi từ chúng. Apple và các nguyên đơn hiện đã đạt được thỏa thuận với sự giúp đỡ của bên hòa giải.

Theo hồ sơ gửi lên tòa án liên bang ở San Jose (California), Apple đã quyết định giải quyết vụ kiện. Reuters cho biết "táo khuyết" đang soạn thảo một thỏa thuận chính thức để trình lên thẩm phán để phê duyệt sơ bộ. Vào tháng 6.2020, một vụ kiện tập thể gồm 11 người đệ đơn, nói rằng Apple đã lừa dối khi cho biết không có cách nào để theo dõi hoặc hoàn trả giá trị của thẻ quà tặng, nhưng nguyên đơn cho rằng lập luận này không đúng.

Số vụ lừa đảo liên quan đến thẻ quà tặng trả trước như thẻ cửa hàng và thẻ quà tặng iTunes nhằm lấy cắp tiền của nạn nhân ngày càng lớn. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) nói bất kỳ ai yêu cầu thanh toán bằng thẻ quà tặng luôn là kẻ lừa đảo.

Apple giải quyết cáo buộc hưởng lợi từ thẻ quà tặng lừa đảo- Ảnh 1.

Quy trình giữ tiền của Gift Cards giúp Apple dễ dàng tránh khỏi những vụ lừa đảo

CHỤP MÀN HÌNH

Chúng có thể bao gồm nhiều kẻ mạo danh khác nhau, thậm chí có thể tự nhận là từ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật nào đó, yêu cầu thanh toán để sửa máy tính. Một số trò lừa đảo liên quan đến cuộc gọi đóng giả là thành viên gia đình đang gặp khó khăn và cần tiền ngay lập tức.

Khi nạn nhân mua thẻ quà tặng, họ sẽ được hướng dẫn cung cấp số thẻ quà tặng và PIN ở mặt sau thẻ. Thông tin đó cho phép những kẻ lừa đảo truy cập ngay vào số tiền được lưu trong thẻ. Những kẻ lừa đảo sử dụng thẻ đánh cắp được để mua laptop, điện thoại thông minh và các mặt hàng có giá trị cao khác. Lừa đảo thẻ quà tặng iTunes hoạt động khác một chút, vì thẻ quà tặng được sử dụng để mua các ứng dụng.

"Táo khuyết" nắm giữ toàn bộ số tiền trong khoảng từ 4 đến 6 tuần, từ lúc mua ứng dụng đến khi trả tiền cho nhà phát triển. Trong thời gian này, công ty có quyền hoàn trả 100% giá trị thẻ. Ngoài ra, Apple cũng lấy 30% tổng doanh số bán ứng dụng trên App Store. Vì vậy "táo khuyết" luôn có khả năng hoàn lại số tiền ngay cả khi kẻ lừa đảo đã được thanh toán. Hiện vẫn chưa rõ Apple sẽ trả bao nhiêu cho các nạn nhân và khi nào họ sẽ nhận được khoản bồi thường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.