Apple tiến vào thị trường Việt Nam: Nên vui hay buồn?

07/11/2015 10:01 GMT+7

(TNO) Với số vốn điều lệ là 15 tỉ đồng, Apple sẽ bắt đầu từ một công ty TNHH tại Việt Nam. Điều này đem lại những lợi ích gì nếu xét theo khía cạnh người tiêu dùng?

(TNO) Với số vốn điều lệ là 15 tỉ đồng, Apple sẽ bắt đầu từ một công ty TNHH tại Việt Nam. Điều này đem lại những lợi ích gì nếu xét theo khía cạnh người tiêu dùng?

Người dùng đang rất mong đợi vào những cửa hàng Apple Store tại Việt Nam - Ảnh: AppleNgười dùng đang rất mong đợi vào những cửa hàng Apple Store tại Việt Nam - Ảnh: Apple
Trong vài ngày qua, thông tin về việc Apple thành lập công ty TNHH tại Việt Nam trở thành tâm điểm của làng công nghệ nước ta. Nhiều ý kiến cho rằng, việc Apple tiến vào Việt Nam sẽ là tín hiệu tốt cho thị trường di động nước ta. Trong khi một số khác lại khẳng định, điều này chỉ càng đem tới nhiều thách thức, cũng như khó khăn cho các đại lý, hệ thống bán lẻ trong nước.

Tại sao lại là thời điểm này?

Cách nay không lâu, chúng ta đã được nghe rất nhiều thông tin về việc Apple sẽ tiến tới thị trường Việt Nam, thành lập công ty hoặc thậm chí là mở ra các chuỗi cửa hàng Apple Store trên toàn quốc. Tuy nhiên, mãi cho tới khi bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus chính hãng được bán ra ở nước ta, Công ty TNHH Apple được người dùng hằng mong đợi mới trở thành sự thật.

Có 2 lý do giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, Apple đang chuyển dịch hướng tập trung của mình sang các thị trường mới nổi tại châu Á. Với minh chứng rõ ràng nhất là sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường Trung Quốc trong thời gian qua. Khi mà các thị trường truyền thống như châu Âu và Mỹ đã bội thực smartphone, châu Á sẽ là những thị trường đầy tiềm năng cho Apple.

Thứ hai, bản thân thị trường di động Việt Nam đang hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước khi xuất hiện cái tên “Công ty TNHH Apple”, các nhà sản xuất lớn trên thế giới như Samsung hay LG đã và đang có mặt tại thị trường Việt Nam từ rất lâu. Do đó, việc Apple tiến vào Việt Nam sẽ trở thành đối trọng cho các nhà sản xuất này.

Các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong nước có gặp khó?
Các sản phẩm của Apple luôn được người Việt đón nhận nồng nhiệt - Ảnh: AFP
Trên thực tế, trước khi Apple chính thức thành lập công ty TNHH tại Việt Nam, người ta đã nói rất nhiều về tương lai của các đại lý, cửa hàng bán lẻ trong nước. Họ lo ngại rằng, Apple sau khi đã chắc chân tại Việt Nam sẽ tiếp tục “loại bỏ” các cửa hàng phân phối chính hãng, và thế bằng các cửa hàng Apple Store truyền thống của công ty.

Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, trong tương lai gần, vấn đề cạnh trạnh giữa Apple và các hệ thống phân phối, bán lẻ trong nước sẽ không xảy ra. Bởi đây vốn là một nguồn thu không nhỏ cho các sản phẩm như iPhone, iPad tại Việt Nam. Ngược lại, các cửa hàng này sẽ còn hưởng lợi rất nhiều khi Apple triển khai các chính sách bảo hành, dịch vụ hậu mãi chính hãng tại nước ta.

Khó khăn duy nhất với các đại lý, cửa hàng trong nước đó là đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn mà Apple đặt ra. Bởi bản thân Apple là một công ty rất khắt khe trong việc tạo dựng hình ảnh, cũng như chăm chút tới các chi tiết, dù là nhỏ nhất. Xa hơn nữa, người dùng trong nước có thể mơ tưởng tới các phụ kiện, sản phẩm đóng mác Apple và có xuất xứ từ Việt Nam.

Mối quan tâm của Apple tới Việt Nam là có thật?
Bộ đôi iPhone 6S và iPhone 6S Plus chính hãng mới đây đã được bán ra tại Việt Nam - Ảnh: AFP
Dựa theo những báo cáo vào cuối năm ngoái, ban quản trị của Apple cũng từng đề cập tới Việt Nam, như một thị trường hết sức tiềm năng và trọng điểm tại châu Á. Mặc dù Apple vẫn nhận về những chỉ trích như hút máu người dùng, bán ra các sản phẩm quá đắt đỏ từ chính các khách hàng Việt, nhưng mức tăng trưởng 135% của thị trường smartphone trong nước vẫn rất hấp dẫn với công ty này.

Bản thân các báo cáo từ Apple đã chỉ rõ, lợi nhuận và doanh số bán hàng của các sản phẩm như iPhone, iPad tại Việt Nam sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều lần. Bởi đa số người tiêu dùng Việt Nam có tuổi đời còn khá trẻ và quan tâm nhiều đến công nghệ. Đặc biệt, số lượng người sử dụng internet và smarpthone đang tăng đột biến, dự báo con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020.

Do đó, mối quan tâm của Apple với thị trường Việt Nam là có thật. Điều này giải thích tại sao Apple lại nhanh chóng thành lập công ty TNHH tại Việt Nam. Tất nhiên, mọi vấn đề đều có mặt trái của mình. Và chúng ta hãy cùng chờ xem những động thái tiếp theo của Apple trong thời gian tới, và cùng trả lời câu hỏi, Apple tiến vào thị trường Việt Nam: nên vui hay buồn?
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.