Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là giai đoạn thời tiết giao mùa.
tin liên quan
Cha mẹ lơ là, con nghịch dại dẫn đến tai nạn đáng tiếcBệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng đang cấp cứu tích cực một ca ngạt thở do thắt dây nịt vào cổ. Vụ tai nạn này do nghịch dại ở trẻ nhỏ nhưng cái chính vẫn là từ sự lơ là của người lớn.
Trẻ mắc bệnh hô hấp ban đầu thường ho, sổ mũi, sốt,… Trẻ bị nhẹ có thể điều trị tại nhà, tự khỏi. Khoảng 70% trẻ bệnh hô hấp sẽ khỏi bệnh. Số còn lại, bệnh chuyển biến nặng hơn có thể bị viêm đường hô hấp dưới như: viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản,…
|
Đặc biệt, ở trẻ em, cần phòng ngừa vi rút hợp bào hô hấp. Đây là vi rút gây bệnh cúm.
“Người lớn khi bị nhiễm vi rút hợp bào hô hấp thường chỉ bệnh nhẹ cảm, ho thông thường, có thể tự khỏi. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, khi bị vi rút này tấn công có thể bị viêm tiểu phế quản, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Cứ ba trẻ nhập viện bị viêm tiểu phế quản do vi rút hợp bào hô hấp thì có đến hai trẻ nặng, phải thở oxy. Vì vậy, người lớn khi bị cảm ho cần đặc biệt cẩn thận, tránh lây cho trẻ nhỏ”, bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
Đối với viêm phổi, các nghiên cứu y tế ghi nhận, bệnh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Cứ 35 giây là có một trẻ tử vong do viêm phổi.
Bên cạnh đó, viêm thanh quản cấp cũng là một trong các bệnh hô hấp nổi bật thường gặp ở trẻ. Với bệnh viêm thanh quản cấp, trẻ bị khan tiếng, khó thở và thường cơn khó thở xảy ra vào chiều tối và gần sáng.
Đồng thời, phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến trẻ bị suyển. Trẻ bị suyển gặp thời tiết lạnh thường lên cơn suyển, không thở ra được vào lúc nửa đêm và gần sáng. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý theo dõi, chăm sóc con khoảng thời gian này.
tin liên quan
Xót xa nữ sinh bị choáng, té đập mặt vào cửa kính trường họcSáng 14.9, bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, Phó khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận nữ bệnh nhi trong tình trạng có nhiều vết cắt sâu trên má, môi, cằm… do té ngã vào cửa kính ở trường học.
tin liên quan
Bác sĩ ơi: Làm thế nào phân biệt sốt phát ban và ban sốt xuất huyết?Bác sĩ ơi, bé nhà tôi bị sốt cao 4 ngày. Ngày thứ tư, bé đi khám, xét nghiệm thì thấy bạch cầu giảm, sốt xuất huyết âm tính. Vì vậy, bác sĩ kết luận sốt vi vút.
Cách phòng bệnh
Để phòng bệnh cho trẻ, điều quan trọng đầu tiên là phụ huynh phải rửa tay sạch sẽ cho trẻ và bản thân khi chăm sóc trẻ. Vì bàn tay là con đường lây nhiễm của hầu hết các bệnh, đặc biệt là bệnh hô hấp.
Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt, ở miền Nam khi chuyển mùa thường ngày nóng, đêm lạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn. Trẻ dễ nhiễm lạnh do trong ngày, đầu tối trẻ ăn mặc phong phanh, thường nằm máy lạnh, quạt mạnh; đến nửa đêm khi nhiệt độ hạ xuống, phụ huynh quên tắt, điều chỉnh quạt, máy lạnh; không giữ ấm cho trẻ buổi tối.
Chú ý dinh dưỡng, cho trẻ ăn uống đầy đủ. Uống vitamin đúng lịch để tăng sức đề kháng, miễn dịch phòng bệnh.
Nên cho trẻ chích ngừa cúm và phế cầu.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tốt nhất là cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn.
Các gia đình (đặc biệt là ở nông thôn) nên thay thế bếp than bằng các loại bếp không khói, nấu bằng nguyên liệu sạch khác.
tin liên quan
Cách phòng bệnh tay chân miệng mùa khai trườngTiết giao mùa hiện nay là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang gia tăng, có thể bùng phát dịch, đặc biệt khi cả nước bắt đầu khai trường. Vậy phụ huynh cần phòng bệnh cho con bằng cách nào?
tin liên quan
Viêm mũi dị ứng không chừa một aiKhí hậu ngày càng khắc nghiệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, kéo theo đó là tỷ lệ mắc bệnh dị ứng cũng tăng theo.
Bình luận (0)