Trong ngày này, tôi nghe lại một bài hát đã nghe không biết bao nhiêu lần, ca khúc Bài ca người lính mà tác giả là đồng môn với tôi ở Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, là người kháng chiến cũ với tôi ở chiến trường Nam bộ, cố nhà thơ - nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền. Bài hát kỳ lạ mà lần nào nghe tôi cũng xúc động.
Đó đích thực là bài ca về người lính, nó mãnh liệt mà trữ tình đến đắm đuối, nó giản dị như người lính, nhưng căng đầy xúc cảm.
“Đường dài hành quân xa, đi khắp non sông nhà
Ngày ngày quàng trên vai ba lô và cây súng
Chân băng qua gió mưa, đầu đội trời sao thưa
Thân băng qua thép gai vượt làn đạn mưa bay
Ôi tim ta bốc cao lửa thiêng anh hùng”
Ngày ngày quàng trên vai ba lô và cây súng
Chân băng qua gió mưa, đầu đội trời sao thưa
Thân băng qua thép gai vượt làn đạn mưa bay
Ôi tim ta bốc cao lửa thiêng anh hùng”
Một đất nước phải trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh, thì nhân vật chính chắc chắn phải là người lính. Tôi lại nhớ đến một bộ phim nổi tiếng của điện ảnh thời Liên Xô, cũng mang tên Bài ca người lính. Tôi nghĩ, nhà thơ Diệp Minh Tuyền đã xem bộ phim này khi anh còn ở Hà Nội, trước khi đi chiến trường, và anh đã bị nó ám ảnh. Hình tượng người lính Nga trong bộ phim ấy sao mà giống một thế hệ những người lính Việt đã lên tàu vào chiến trường miền Nam đến thế. Chiến tranh, tình yêu, cái chết, và phía sau tất cả những điều đó là sừng sững lặng lẽ một nhân dân, một đất nước. Người lính ra trận, người yêu của anh đưa tiễn, và người lính hy sinh, và nỗi đau còn mãi sau khi bộ phim đã hết, tất cả nhói vào lòng nhân loại. Diệp Minh Tuyền đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác phẩm điện ảnh Xô viết này, khi anh viết ca khúc Bài ca người lính.
“Bao yêu thương thiết tha, gửi lại người phương xa
Ta đi trong tiếng ca, ngàn đời còn ngân nga
Ôi ta kiêu hãnh sao bước trên đường xa
Một thời đầy gian lao, chân bước trong chiến hào
Nhìn đồng đội yêu sao, chia nhau từng giây sống
Ta chia nhau hiểm nguy, đường dài dìu nhau đi
Ta chia nhau chiến công và nhường mền đêm đông
Ta đi qua chiến tranh vẫn tươi nụ cười”
Ta đi trong tiếng ca, ngàn đời còn ngân nga
Ôi ta kiêu hãnh sao bước trên đường xa
Một thời đầy gian lao, chân bước trong chiến hào
Nhìn đồng đội yêu sao, chia nhau từng giây sống
Ta chia nhau hiểm nguy, đường dài dìu nhau đi
Ta chia nhau chiến công và nhường mền đêm đông
Ta đi qua chiến tranh vẫn tươi nụ cười”
“Nhường mền đêm đông” là một hành động của người lính, của tình đồng đội. Như họ đã nhường nhau chiến công, chia nhau từng giây sống.
Đó là sự chia sẻ vĩ đại của người lính, nhưng nó bình dị vô cùng.
Vì thế, Bài ca người lính là một bài ca bất tử.
tin liên quan
Khám phá hầm chỉ huy tác chiến trận Điện Biên Phủ trên khôngChiều 15.12, triển lãm Trận Điện Biên Phủ trên không và Căn hầm Chỉ huy tác chiến T1 khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (số 9 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội).
Bình luận (0)