Xe bánh mì, hủ tiếu, phở... phải đóng thuế
|
Ngoài ra, luật Thuế TNCN hiện hành cũng còn một số điểm không được rõ ràng, dẫn đến sự bất bình đẳng. Cụ thể, tiền hoa hồng cho cá nhân đang được cộng dồn vào thu nhập chung gồm tiền lương, tiền công và bị tính theo mức thuế lũy tiến với thuế suất từ 5 - 35%. Trong khi những người có thu nhập tiền hoa hồng từ công ty xổ số kiến thiết, bảo hiểm, bán hàng đa cấp được xem là kinh doanh nên chỉ đóng thuế TNCN 5%. Như vậy, cũng là tiền hoa hồng nhưng những người làm ngoài ngành xổ số, bảo hiểm, đa cấp không được xem là thu nhập từ kinh doanh và chịu thuế cao hơn. TS Đinh Thế Hiển đánh giá, luật cần đảm bảo được phát triển an sinh xã hội, chứ không phải để đảm bảo được nguồn thu của nhà nước. Quan trọng nhất là cần xem xét điều chỉnh các bất cập để chính sách thuế công bằng hợp lý cho mọi đối tượng.
Chưa áp dụng đã lạc hậu
Quy định hiện hành của luật Thuế TNCN nêu rõ trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm luật có hiệu lực hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động của giá tiêu dùng để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo. Thực tế, các năm qua CPI đều tăng từ hơn 4 - 6%/năm (riêng năm 2015 CPI tăng chỉ 0,63%). Sau 4 năm từ 2013 - 2016, chỉ số CPI đã tăng tổng cộng 15,5%. Nếu tính CPI năm 2017 theo kế hoạch Chính phủ đặt ra từ đầu năm là 4% thì đến hết năm nay, CPI cộng dồn sẽ tăng đến 19,5%. Như vậy, ước tính đến giữa năm 2018 thì CPI đã vượt mức 20% và khi đó, Chính phủ phải có phương án điều chỉnh. Dự thảo sửa đổi lần này của Bộ Tài chính đã bỏ qua điều này.
TS Đinh Thế Hiển cho rằng trong lần sửa đổi này, Bộ Tài chính cần bổ sung rõ trong luật như khi CPI tăng từ 20% trở lên, mức giảm trừ gia cảnh sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng tối thiểu 20%. Khi đó tự động các đơn vị sẽ áp dụng cách tính mới mà không phải chờ xin phép. “Lạm phát của VN hằng năm là điều tất yếu nên khi tính thuế TNCN phải căn cứ vào đó để đảm bảo đời sống thực tế của người lao động không bị ảnh hưởng. Tôi nhớ nhiều ý kiến trước đây đã đề xuất không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh bằng một con số tuyệt đối mà nên quy định theo tỷ lệ phần trăm, có thể dựa trên mức lương tối thiểu hoặc chỉ số CPI được công bố chính thức của Chính phủ thì luật sẽ không bị lạc hậu”, TS Đinh Thế Hiển nói.
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, cho rằng Bộ Tài chính nên điều chỉnh tăng mức chiết trừ gia cảnh hiện nay lên 30%, ví dụ tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế lên 12 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc cũng tăng tương ứng. Bởi mức giảm trừ gia cảnh 9 triệu đồng áp dụng từ năm 2013 và nếu luật Thuế TNCN sửa đổi được áp dụng vào năm 2019 thì khoảng thời gian kéo dài 6 năm với nhiều loại chi phí gia tăng khiến thu nhập của người lao động không còn đảm bảo được mức sống để tái tạo sức lao động.
Bình luận (0)