Nhựa phân hủy sinh học - giải pháp cho ‘ô nhiễm trắng’

01/02/2018 09:00 GMT+7

Rác thải từ túi nilon và đồ nhựa dùng một lần đã và đang gây nên những hệ lụy nghiêm trọng đối với môi trường, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đe dọa hệ sinh thái. Giải pháp cho bài toán này là nhựa phân hủy sinh học.

Khái niệm “nhựa phân hủy sinh học” đến nay có thể còn khá mới mẻ với nhiều người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về loại vật liệu này, có thể bắt đầu từ một dòng sản phẩm quen thuộc hơn - túi nilon “tự hủy”.
Như chúng ta đã biết, trước bài toán nan giải về môi trường do “chất thải trắng” gây ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất bao bì đã giới thiệu đến người tiêu dùng loại túi nilon “tự hủy”. Nhưng đây vẫn chưa được coi là một giải pháp triệt để, do cơ chế “tự hủy” của loại túi này là chúng sẽ tự phân thành những mảnh có kích thước nhỏ hơn sau một thời gian nhờ tác động của hóa chất chuyên dụng được thêm vào trong quá trình sản xuất. Các mảnh nhỏ tạo thành do sự phân hủy như vậy về bản chất vẫn là nhựa, chúng không mất đi mà phát tán trong không khí, đất, nguồn nước, nên vẫn gây ô nhiễm.
Vậy giải pháp tối ưu cho vấn đề này là gì? Đó là một loại vật liệu phân hủy hoàn toàn và thân thiện với môi trường.
Trên thực tế, loại vật liệu này đã được tìm ra và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, cũng như nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước - đó chính là nhựa phân hủy sinh học.
Trong thành phần của nhựa phân hủy sinh học, lượng polyme gốc dầu mỏ (PE, PP) được giảm đáng kể và thay vào đó là một tỷ lệ lớn nguồn nguyên liệu tái tạo từ thực vật. Polyme gốc dầu mỏ cũng có thể được thay thế hoàn toàn hoặc một phần bằng các loại polyme sinh học. Hiện loại vật liệu này mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường.
Quá trình phân hủy của rác thải từ nhựa phân hủy sinh học so với nhựa thông thường được rút ngắn từ hàng trăm năm xuống còn một vài năm. Điều đặc biệt là loại vật liệu này chỉ phân hủy khi tiếp xúc với đất hoặc được chôn lấp trong đất, khi phân hủy chúng sinh ra các thành phần “sạch” như nước, khí cacbonic (CO2), và các sinh khối. Bên cạnh đó, do không chứa kim loại nặng, không chứa độc tố nên vật liệu này thân thiện với hệ sinh thái và con người. Ngoài ra, lượng CO2 phát thải khi đốt các vật liệu này sẽ giảm 25 - 30% so với nhựa truyền thống.
Nhựa phân hủy sinh học chứa các thành phần sinh học cao, giúp các doanh nghiệp trong nước giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu polyme từ dầu mỏ - hiện hầu hết được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu.
Hiện có nhiều quốc gia đã quy định và bắt buộc người tiêu dùng phải dùng bao bì phân hủy sinh học nhằm giảm thiểu các tác hại với môi trường. Đây cũng là xu thế chung trên toàn thế giới trong thời gian tới khi vấn đề ô nhiễm và sức khỏe của cộng đồng ngày ngày càng được quan tâm.
Tại Việt Nam, Công ty cổ phần Sản xuất Nhựa Phú Mỹ (PMP) được biết đến là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển vật liệu nhựa phân hủy sinh học. Sản phẩm do PMP sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn về tính thân thiện, an toàn và đã nhận được chứng nhận của tổ chức đánh giá có uy tín quốc tế - Vincotte (Bỉ). Các sản phẩm làm từ nhựa phân hủy sinh học của PMP hiện có: túi siêu thị, túi đựng thực phẩm; túi đựng rác; dao, muỗng, nĩa dùng một lần,...
Mặc dù còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam nhưng các sản phẩm của PMP cũng đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao từ nhiều cơ quan, tổ chức và người tiêu dùng. Các giá trị thực tế mà dòng sản phẩm này mang lại có thể kể ra như: thân thiện với môi trường, an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm, gia công dễ dàng, có thể tái chế, giá thành ổn định do sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo dồi dào trong nước. Các ưu điểm đó cũng là lý do mà nhựa phân hủy sinh học nên được sản xuất và sử dụng rộng rãi hơn.
Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần sản xuất nhựa Phú Mỹ
Đ/c: 130 Ba Cu, P.3, TP.Vũng Tàu
VPĐD: 11 Mỹ Phú 1C, P.Tân Phú, Q.7, TP.Hồ Chí Minh
ĐT: 028.54173911

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.