Bạn đọc Thanh Niên Online lên tiếng sau thảm sát Charlie Hebdo

11/01/2015 09:29 GMT+7

(TNO) Ngay sau khi Thanh Niên Online đăng tải bài viết “Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo” đã có nhiều bạn đọc đưa ra quan điểm của mình.

(TNO) Ngay sau khi Thanh Niên Online đăng tải bài viết “Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo” đã có nhiều bạn đọc đưa ra quan điểm của mình.

>> Khi tự do ngôn luận xung đột với niềm tin tôn giáo

Thứ “vũ khí nhỏ bé” đã làm tổn thương bọn khủng bố là đây sao? - Ảnh từ Twitter Satish Acharya
Một độc giả tên Phap Tran đang sống ở Pháp, nơi xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng ở tòa soạn báo Charlie Hebdo ngày 7.1 vừa qua đã bày tỏ với Thanh Niên Online rằng: “Tôi rất đồng cảm với các nạn nhân của thảm kịch này, cho đến khi tôi đọc lại những bức biếm họa của Charlie Hebdo, thực sự rất phản cảm, trên trang nhất ngày 10.7.2013, tuần báo đưa 1 tiêu đề với bức biếm họa: "Le Coran c’est de la merde, ça n’arrête pas les balles", chế giễu kinh Coran một cách thiếu tôn trọng.

Bạn đọc Phap Tran viết: “Có lẽ nước Pháp đã nhầm lẫn giữa ranh giới của quyền tự do biểu đạt và sự tôn trọng tôn giáo khác. Không thể nào mang hệ tư tưởng tự do của phương Tây áp đặt lên những quy định của Hồi giáo, trong bối cảnh phức tạp của cuộc chiến giữa phương Tây và các tổ chức Hồi giáo cực đoan”.

Độc giả nói trên cũng đặt ra vấn đề rằng 3 nghi phạm gây ra vụ thảm sát đều sinh ra tại Pháp, nói tiếng Pháp và ngoài thảm kịch ở Charlie Hebdo, họ đã từng cướp đồ ăn và xăng của 1 chủ cửa hàng ở phía bắc Paris, lẽ ra họ có thể hạ sát người này để tránh lộ tung tích, nhưng họ đã không làm thế.

Độc giả đang ở Pháp cho rằng mọi người phải tự đặt câu hỏi cho mình, trong khi ngày hôm nay đã có 5 vụ trã đũa tấn công và đốt phá các mục tiêu Hồi giáo xung quanh thủ đô. Tại sao những phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan lại lớn lên ở Pháp và nói tiếng Pháp? Độc giả Phap Tran khẳng định: “Tôi xin chia buồn với những ai đã nằm xuống nhưng tôi không phải là Charlie”.

 Bút chiến - Ảnh từ Twitter malaimagen Bút chiến - Ảnh từ Twitter malaimagen
Một bạn đọc ở Huế tên Thy Quỳnh Nguyễn bình luận rằng: “Tự do ngôn luận không phải là muốn nói gì thì nói. Xúc phạm niềm tin của người khác không thể nào chấp nhận được đối với một người có niềm tin tôn giáo chân chính, huống hồ là những người cực đoan”. Độc giả từ Huế cho rằng nếu báo giới phương Tây cứ viện lẽ tự do ngôn luận để phỉ báng niềm tin người khác thì những vụ việc như vụ thảm sát vừa qua trước hết do lỗi của họ.

Một độc giả chia sẻ việc đụng tới niềm tin của người khác mà cho mình được quyền tự do làm mọi điều thì việc bị trả thù là không tránh khỏi. “Mặc dù tội ác của nhóm cực đoan không thể chấp nhận, nhưng những ai xúc phạm đến sự thiêng liêng của tôn giáo thì càng không thể chấp nhận. Không chỉ Hồi giáo mà cả Thiên chúa giáo, Phật giáo cũng vậy. Nếu ai đó dùng hình ảnh của một tôn giáo để vẽ châm biếm thì đó là một hành động không nên”.

Trong khi đó, một bạn đọc khẳng định: “Dùng bạo lực để đáp trả ngòi bút là sai hoàn toàn và tôi luôn ủng hộ nhà báo dù họ mang tư tưởng khác nhau”.

Bạn đọc Nguyen Vu Anh ở Bình Dương lại cho rằng: “Đây không phải là niềm tin mà là sự cực đoan, khủng bố, càng không thể chấp nhận cách thể hiện cái gọi là niềm tin như vậy trong xã hội văn minh. Ai cũng có niềm tin của riêng mình. Nếu ai cũng thể hiện niềm tin của mình bằng cách tàn sát người khác quan điểm thì xã hội lại rơi vào thời nguyên thuỷ”.

 Sức mạnh của ngôn luận - Ảnh từ Twitter MacLeodCartoons Sức mạnh của ngôn luận - Ảnh từ Twitter MacLeodCartoons
Cũng bình luận về vấn đề này, độc giả Quang Vinh ở thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Tự do ngôn luận nhưng không được kích động mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc. Đoàn kết mọi sắc tộc, tôn giáo, cùng chung sống hòa bình, cùng hướng đễn một cộng đồng thân thiện mới là chính sách đúng đắn, bảo đảm phát triển đất nước, bảo đảm cuộc sống thanh bình cho mọi người dân. Đoàn kết mọi tôn giáo, mọi dân tộc là chính sách đúng đắn mà Đảng ta luôn thực hiện trong bảo vệ và xây dựng đất nước”.

Rõ ràng tự do ngôn luận là quyền của tất cả mọi người, thế nhưng, một khi nó đi qua giới hạn, nhạo báng một phần trong thế giới tinh thần của con người thì sự tự do đó cũng phải đặt một dấu hỏi về cách thể hiện quan điểm. Hơn thế nữa, bản thân con người ai cũng có những quyền cơ bản, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhưng chắc chắn rằng cướp đi sinh mạng của một người nào đó hoàn toàn là việc làm không thể chấp nhận trong thế giới này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.