Cà phê được sản xuất chủ yếu tại các nông trại gia đình ở những nước đang phát triển. Còn việc tiếp thị và tiêu thụ cà phê lại tập trung ở các nước công nghiệp đã phát triển: Bắc Mỹ và châu u là những nước không trồng và sản xuất cà phê.
Đây là một nghịch lý sâu sắc nhất và phản ánh lịch sử 500 năm nay của sự bành trướng của u Mỹ cùng với các chủ nghĩa thực dân và đế quốc.
Lợi tức phát sinh do cà phê được ước tính hơn 15 tỉ USD cho việc buôn bán sỉ và số thương vụ bán lẻ là hơn 70 tỉ USD. Đại bộ phận lợi nhuận nằm trong tay những tập đoàn và những dây chuyền bán lẻ đặc quyền ở các nước công nghiệp phát triển.
Hơn 25 triệu nông dân và công nhân nông nghiệp trực tiếp phục vụ trong ngành cà phê với việc trồng tỉa và thu hoạch trên 3 tỉ cây cà phê và dây chuyền sản xuất của nó liên can đến trên 100 triệu người.
Brazil và Việt Nam là những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất của thế giới, với số bách phân lần lượt là 36% và 15%. Những nước đáng kể còn lại là Columbia, Indonesia, Mexico, Ethiopia, Ấn Độ, Peru, Guatemala và Uganda.
Trung tâm làm giá cho việc mua và bán cà phê như một hàng hóa là Ban Mậu dịch New York (the New York Board of Trade). Đây là nơi giao dịch các hợp đồng về các hàng hóa trong tương lai, tức là các vụ thu hoạch sắp đến gọi tên là futures - hợp đồng Mua và Bán Mão (tương lai). Sau khi hợp đồng mua mão đã được thực hiện ở New York, điểm chuyển giao cà phê lớn nhất thế giới là cảng Hamburg, nước Đức cho toàn thể châu u.
Tổ chức cà phê quốc tế (the International Coffee Organization, viết tắt là ICO) là một tập đoàn xuất khẩu cà phê đặt căn cứ ở London, Vương quốc Anh thường xuyên công bố Chỉ số kết hợp (the Composite Index) của giá cà phê trên thế giới hằng tháng.
Một điều thú vị là cà phê thô nguyên liệu giảm giá xảy ra đồng thời với việc các quán cà phê đặc sản với giá rất cao ngày càng trở nên phổ biến và hưng thịnh.
Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Mỹ (the Special Coffee Association of America), trong năm 2004, có đến 16% người trưởng thành ở Mỹ uống cà phê đặc sản mỗi ngày. Và con số những địa điểm bán lẻ cà phê đặc sản bao gồm cả quán cà phê, quầy cà phê, xe cà phê, và những chỗ cung cấp cà phê rang lẻ đã lên tới 17.400 và tổng số thương vụ lên đến 9 tỉ USD năm 2003.
Tuy nhiên, cà phê đặc sản không thường được mua ở những thị trường trao đổi hàng hóa: ví như Starbucks của Mỹ mua gần như toàn bộ cà phê qua những hợp đồng tư nhân nhiều năm và thường trả giá gấp đôi giá hàng hóa.
Cũng nên ghi nhận cà phê bán lẻ là một sản phẩm kinh tế khác với cà phê bán sỉ mậu dịch như một thứ hàng hóa - thứ này trở thành một đầu vào với những sản phẩm chung cuộc phức biệt cho nên thị trường của nó cuối cùng bị tác động do những biến thiên và dạng thức tiêu thụ và giá cả.
Từ 2005, giá cả của cà phê tăng lên. Nông dân trồng cà phê bây giờ có thể sống được nhờ sản phẩm của mình nhưng không phải mọi thặng dư đều rót xuống họ, vì giá xăng dầu nhảy vọt làm phí tổn chuyên chở, rang, đóng gói cà phê… tốn kém hơn.
Về lâu dài, những nước sản xuất cà phê, trong đó có Việt Nam, cần nhìn thấy nhu cầu cấp bách phải đoàn kết và tranh đấu để làm chủ được giá cả cũng như các nước sản xuất và xuất khẩu dầu hỏa đã làm được hồi đầu thập niên 1970 với tổ chức OPEC. Chỉ khi nắm được vai trò đó, Việt Nam mới có thể thoát ra khỏi nghịch lý về cà phê trên thế giới. (Còn tiếp)
Bình Nguyên
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Cà phê Việt Nam và triết lý khoảng lùi
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Ý: định danh với Espresso và Cappuccino
>> Bạn hiểu gì về cà phê? - Nguồn gốc cà phê Việt Nam
Bình luận (0)