1. Hãy nghĩ từ những điều cốt lõi và cơ bản
Bất cứ ai muốn lên chức quản lý đều nên trau dồi bản thân dựa trên mục tiêu của mình và tạo mối quan hệ tốt với mọi người. Nói thì dễ hơn làm vì luôn có rất nhiều biến đổi trong việc quản lý nên đôi khi tầm nhìn và mối quan hệ lại có thể phải lùi lại để nhường chỗ cho kết quả và doanh thu. Tuy nhiên, họ nên là những người đi tiên phong trong vai trò lãnh đạo. Thành công lâu dài cũng phụ thuộc vào điều đó.
Tuy nhiên, những lý thuyết này không dễ làm được. Ở vị trí quản lý đầu tiên, tôi đã bị xoáy vào các hoạt động vụn vặt của công ty ngay lập tức mà không có thời gian chuẩn bị tốt cho bản thân và nhóm của mình. Mặc dù rốt cuộc tôi vẫn hoàn thành mục tiêu, nhưng nó vẫn làm tôi mất một khoảng thời gian dài đến 6 tháng để xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng của các thành viên, điều mà ảnh hưởng khá lớn đến việc đạt được mục tiêu chung.
Trong cuộc sống, sự chuẩn bị tốt chính là chìa khóa cho mọi thứ.
2. Xác định mục tiêu cá nhân
Mục tiêu và niềm tin thì luôn đi cùng nhau và đó chính là con đường đúng đắn nhất để điều hành một doanh nghiệp. Ở đây, tôi không chỉ nói về mục tiêu kinh doanh mà còn về cách bạn xây dựng mục tiêu quản lý như thế nào và làm sao để lên kế hoạch chinh phục mục tiêu đó. Giai đoạn chuẩn bị chính là giai đoạn để bạn làm việc này. Đây là lúc mà bạn cần nghiên cứu và xem xét xem mình nên tập trung vào phương pháp quản lý nào để hiệu quả và mang lại lợi ích cho công ty nhiều nhất.
3. Xây dựng mối quan hệ tốt
Khi bạn nhận ra được mình muốn khẳng định vai trò của mình như thế nào, hãy xây dựng mối quan hệ với nhóm của bạn trước tiên: để trở thành một người quản lý thành công, bạn phải hỗ trợ họ. Họ mới là người cần hiểu và tin tưởng rằng bạn sẽ dẫn dắt nhóm theo hướng đi đúng.
Niềm tin là chìa khóa mở đầu cho việc giao tiếp thành công. Trong vai trò quản lý, bạn phải trung thực và minh bạch với nhân viên của mình. Điều này không có nghĩa là làm mờ khoảng cách giữa sự chuyên nghiệp và cá nhân; trái lại, nó sẽ giúp bạn có được ấn tượng tốt trong lòng nhân viên mình.
Việc lắng nghe nhân viên cũng quan trọng như việc giao tiếp với họ. Nhân viên không những muốn biết bạn sẽ dẫn dắt họ tới đâu, mà họ cũng quan trọng đối với công việc và giúp sếp của họ tới thành công.
Lắng nghe cũng có nghĩa là tiếp xúc với thất bại mang tính chất xây dựng - thay vì lùi lại và phê phán, lắng nghe là một cơ hội tốt để bạn học hỏi và trau dồi. Việc lắng nghe sẽ cải thiện nhân viên của bạn. Nó cũng giúp ích trong việc tránh tạo ra những rào cản không cần thiết trong giao tiếp. Tôi từng thấy rất nhiều người quản lý bị bắt bẻ vì ngăn cản nhân viên chia sẻ ý kiến khi họ thấy có những mâu thuẫn và vấn đề trước mắt.
Khi nhận vị trí chủ tịch Infinite hiện tại, tôi đã dành một tháng để bắt đầu cho công việc mới. Tôi đã dùng thời gian đó để xây dựng các mối quan hệ với những nhân viên cũ mà sau này sẽ là những người chịu sự điều hành của tôi. Từ những buổi trò chuyện nghiêm túc lẫn thân mật, tôi đã thiết lập ra những điều khoản cơ bản mà sẽ giúp chúng tôi hợp tác tốt hơn. Họ biết rằng tôi đã có những thành tích gì và tôi cho họ biết mục tiêu sắp tới của bản thân để có thể kết hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Việc này giúp tôi chắc chắn được rằng mỗi thành viên đều có tiếng nói trong công ty...
Bình luận (0)