Một trong những điểm đáng lưu tâm mà các doanh nghiệp luôn “than vãn” trên nhiều diễn đàn việc làm hay với các tổ chức tuyển dụng chuyên nghiệp là trình độ ngoại ngữ hạn chế của các ứng viên.
Để khắc phục tình trạng này, Language Link Việt Nam đã thực hiện cuộc khảo sát quy mô đối với nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Mục đích của Language Link là nhằm xây dựng một chương trình học tiếng Anh giao tiếp dành cho người đi làm bám sát thực tế công việc, giúp các ứng viên đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ của nhà tuyển dụng. Sau đây là một số nhận xét rất đáng chú ý mà bộ phận nghiên cứu thị trường của Language Link đã thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn với các doanh nghiệp.
Anh Thanh, Giám đốc một công ty xuất nhập khẩu chia sẻ: công ty anh cần các bạn có trình độ tiếng Anh khá để giao tiếp với khách hàng thông qua email hoặc đàm phán trực tiếp hợp đồng. Anh hi vọng, các sinh viên trước khi đi làm chuẩn bị sẵn cho mình một “lưng vốn” tiếng Anh tốt để sẵn sàng làm việc cho những “sếp” như anh. Anh Thanh còn đùa rằng, nếu Language Link tìm cho anh được những bạn vượt qua vòng loại tiếng Anh của anh, họ sẽ được cân nhắc lên các vị trí tốt trong công ty.
Trong khi đó, một chủ doanh nghiệp Hàn Quốc làm ăn lâu năm tại Việt Nam cho biết, công ty của ông có đến mấy chục người làm tại văn phòng nhưng chỉ có duy nhất một phiên dịch tiếng Hàn. Đôi khi ông cảm thấy vô cùng bất tiện khi nhân viên người Việt không thể trao đổi bằng tiếng Anh mà chủ yếu thông qua cử chỉ. Bởi vì không phải lúc nào những người Hàn Quốc trong công ty ông cũng có thể gọi được cô phiên dịch trong những lần giao việc. Và kết quả là mất rất nhiều thời gian để hai bên hiểu ý nhau, làm giảm hiệu suất và chậm tiến độ công việc khiến ông thất vọng. Không phải ai cũng có điều kiện học tiếng Hàn, nên ông thực sự mong các bạn Việt Nam và những người nước ngoài như ông có thể dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chung trong môi trường công việc…
Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều ý kiến được các doanh nghiệp chia sẻ khi nói về sự cần thiết của tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp bên cạnh các kỹ năng mềm và trình độ chuyên môn đối với người đi làm. Hi vọng các bạn trẻ Việt Nam sẽ nhận ra được điểm yếu gây trở ngại cho công việc của mình, cố gắng khắc phục chúng và tạo cơ hội biến mình thành một “người bán hàng” chuyên nghiệp. (Như Nguyễn)
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)