Bước vào thế giới của những người mê đồng hồ mới biết được cái thú vị và cả gian nan trong hành trình tìm được một chiếc đồng hồ vừa ý.
tin liên quan
Chàng trai mỗi tuần lái sáu chiếc xe cổ 70 năm tuổi đi làmLà mẫu người hiện đại nhưng anh Hải vẫn lái xe cổ đi làm mỗi ngày, 6 ngày trong tuần anh lái 6 chiếc xe khác nhau. Chiếc xe yêu thích nhất của anh Ngọc Hải là Jawa 360, một chiếc khác là Lam già Id1957, Lam Ii3 của Ý, Jawa 350 của Tiệp Khắc, BMW R25 của Đức...
Những loại đồng hồ cổ có thể tìm thấy ở VN chủ yếu của các hãng châu Âu như: Omega, Kundo, Patek Philippe, Rolex... và dĩ nhiên là giá chẳng hề rẻ.
Anh Vỹ Hà, nhà tại quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết: “Tôi không phải là người có bộ sưu tập đồng hồ đeo tay nhiều nhất Sài Gòn. Tuổi đời lẫn tuổi nghề trong giới chơi đồng hồ của tôi chưa bõ bèn gì so với những người khác. Nhưng tôi tự hào rằng niềm đam mê những chiếc đồng hồ cổ của mình thì chẳng ai sánh bằng”. Bởi mê cái cảm giác ngắm nhìn những chiếc đồng hồ đeo tay cổ mà anh chàng này tìm hiểu đến cả lịch sử ra đời và đặc điểm của từng thương hiệu.
“Vào khoảng thời gian năm 1571, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị của nước Anh được tặng một chiếc vòng có gắn một đồng hồ và đây có thể được xem là chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên trên thế giới. Nhưng phải đến năm 1912 thì chiếc đồng hồ đeo tay mới chính thức được mọi người biết đến và sử dụng rộng rãi. 20 năm sau đồng hồ lên dây tự động mới xuất hiện. Rồi đến khi Hamilton Ventura chế tạo ra chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên vào năm 1957 thì đồng hồ đeo tay mới thực sự chuyển mình”, anh Vỹ Hà cho biết.
|
Còn theo Quang Trí, nhà tại quận 10, TP.HCM thì bạn thích tìm mua lại những chiếc đồng hồ cũ, cổ vì: “Những chiếc đồng hồ này như một biểu tượng của lịch sử. Nó đã trải qua một thời gian dài và biết đâu đã chứng kiến những câu chuyện thú vị cùng những bí mật của người chủ trước đó. Tôi yêu đồng hồ vì đây là món càng sử dụng lại càng có giá trị, khác với những thú chơi khác”.
Gia tài đồng hồ của bạn Quang Trí hầu hết đến từ các thương hiệu quen thuộc với người VN như Casio, Rado, Tissot, Citizen. “Muốn tậu được đồng hồ cổ xịn không phải chỉ đơn giản dừng lại ở việc có tiền là xong. Mà còn phải nắm được đặc điểm của từng thương hiệu, ví dụ đồng hồ đeo tay cổ hiệu Hamilton có nhiều mẫu đồng hồ cổ lên dây tự động được thiết kế đơn giản, thanh lịch.
Trong khi đó đồng hồ đeo tay đến từ Nhật Bản - Seiko thì lại được thiết kế có kiểu dáng cá tính và trẻ trung hơn… Chơi đồng hồ cổ thì phải biết rằng có những chiếc đồng hồ ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 19 chạy bằng xi lanh, nên không có phụ tùng thay thế và cũng không có ai sửa nổi nếu nó đã bị hư hại", Quang Trí cho biết.
tin liên quan
Hóa thân thành Thủy TinhĐọc bức thư đoạt giải nhất toàn quốc cuộc thi Viết thư quốc tế UPU, không ai nghĩ đó là do cô bé học lớp 6 viết. Bức thư rất mạnh mẽ và có giọng văn mạch lạc.
|
|
Bên cạnh việc tìm hiểu và nắm được những đặc điểm chung của từng thương hiệu thì cũng phải biết một vài nét riêng biệt như đồng hồ cổ Longines Ultra-Chron có mặt số 3 kim 1 lịch kết hợp với những cọc số nổi, bọc vàng toàn thân. Hay đồng hồ cổ Coresa Antimagnetic thì có mặt số 5 kim 3 cốt kết hợp với những cọc số và số nổi.
Loại đồng hồ này cũng được đúc nguyên khối vàng 18K. Còn đồng hồ cổ đến từ Thụy Sĩ - Duponte thì có mặt số vàng, cọc số nổi, 2 kim, size 34,5 mm. Hay đồng hồ ASGP Seiko 1970s, dòng All Seiko Gold Plated Case, toàn thân bọc vàng 12K từ mặt, dây đeo cho đến nắp máy, có size 24. Loại đồng hồ này trước đây chỉ được bán trong thị trường nội địa của Nhật Bản…
Sau khi tìm mua bằng được những chiếc đồng hồ “nguyên zin”, tức là từ chiếc khóa dây hay núm vặn, rồi đến bộ máy, bộ vỏ phải đúng đời, người chơi còn phải biết cách chăm sóc để chiếc đồng hồ cổ “sống mãi” với mình.
“Mỗi chiếc đồng hồ có một đặc điểm riêng. Đồng hồ thật thường dập biểu tượng ở núm và khắc họa ở khóa. Dưới đáy đồng hồ thường khắc số, các con số có độ nông sâu đồng đều và cân đối. Thêm vào đó những chiếc đồng hồ cổ thường có bộ vỏ và dây đeo được đúc nguyên từ khối vàng 18K, 14K và 10K. Thậm chí còn được làm từ vàng trắng hoặc có sự kết hợp giữa thép chống gỉ và vàng như mạ vàng, bọc vàng. Tuy nhiên với công nghệ phát triển hiện nay thì người ta hoàn toàn có thể giả đồ cổ được hết. Đôi khi dân trong nghề nhiều năm còn bị nhầm lẫn. Nên với những người trẻ, có ít tiền như chúng tôi thì phần lớn mua theo sự cảm nhận là chính. Nhìn chiếc đồng hồ thấy thích thì mua mà thôi”, anh Vỹ Hà tâm sự.
Tại TP.HCM, ngoài đường Lê Công Kiều, chợ Đồ cổ Cafe Cao Minh thì người trẻ mê đồng hồ cổ, cũ thường “săn” món mình thích tại các địa chỉ trên mạng như: Ebay, Hội Những người đam mê đồng hồ và sưu tầm, Hội Những người yêu thích đồng hồ cổ, ĐỒNG HỒ CỔ, Chợ đồng hồ cũ, Đồng hồ poljot cổ của Nga, Chợ Secondhand hay Thôn nữ & Bông Bụp… Giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, thậm chí là vài trăm triệu tùy theo từng loại thương hiệu và độ zin của máy. Đôi khi giá cũng còn tùy thuộc vào độ tin tưởng của người chơi đối với người bán.
“Hiện nay, chỉ cần hai, ba triệu đồng là bạn đã có thể “tậu” được một chiếc đồng hồ mang dấu ấn của thời gian rồi!”, bạn Quang Trí nói.
tin liên quan
Cô gái 9X bật khóc với món quà chân giả cùng những 'điều ước'Những ngày tháng 4, tài khoản Facebook Trinh Jenny (tên thật là Bùi Thị Trinh, 24 tuổi, quê Thanh Hóa) đăng tải bộ ảnh một chân của mình cùng những lời tâm sự lạc quan: “Cố gắng làm kiếm nhiều tiền để làm một cái chân xịn nhé. Cố lên cô gái!”. Bộ ảnh gây “bão mạng” và hành trình tìm chiếc chân giả tặng Trinh của Thanh Niên cũng bắt đầu.
Bình luận (0)