Các nạn nhân thường bị đưa lậu qua 8 quốc gia ở châu Âu trước khi đến Anh, và tại mỗi nơi đều đối diện nguy cơ bóc lột sức lao động hoặc lạm dụng tình dục, tờ The Guardian dẫn báo cáo mới của Tổ chức Chống nô lệ quốc tế, Quỹ liên kết Thái Bình Dương và Tổ chức Chống đưa lậu trẻ em vào Anh (Ecpat UK) cho hay. Tuy nhiên, chính phủ các nước này bị cho là đùn đẩy trách nhiệm xử lý và ngăn chặn cho nhau, theo báo cáo. Các chuyên gia của những tổ chức nói trên đã tiến hành điều tra trong vòng 18 tháng, làm việc với giới hữu quan các nước, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng người Việt khắp châu Âu.
|
40.000 USD (230 - 930 triệu đồng), trong khi người thân bị tịch thu hộ chiếu, phải trải qua quãng đường vượt biên đầy hiểm nguy để rồi bị cưỡng ép làm việc không lương trong công xưởng, trang trại trồng cần sa hoặc tiệm làm móng. Theo báo cáo, trẻ em VN thường bị đưa bằng máy bay từ VN đến Trung Quốc để sang Nga hoặc bay thẳng đến Nga, sau đó vượt biên vào Belarus bằng đường bộ, qua Ukraine, Ba Lan, CH Czech, Đức, Hà Lan và Pháp. Có nhiều người buộc phải băng rừng vào các nước EU để qua mắt chính quyền sở tại. Ở một số nơi, các em bị nhồi nhét trong thùng xe hàng hoặc đi phà. Tuy nhiên, chính quyền sở tại thường xem người bị đưa nhập cư lậu là tội phạm. Điều này đồng nghĩa với việc họ phải ra tòa, trục xuất hoặc thậm chí phạt tù.
The Guardian dẫn lời chuyên gia Debbie Beadle của Ecpat UK cho hay người Việt bị đưa lậu vào châu Âu không được xem là nạn nhân và không được bảo vệ trước bàn tay của các nhóm tội phạm. “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chính phủ các nước đều biết các nạn nhân đi qua lãnh thổ của mình để đến Anh nhưng họ xem đó không phải là vấn đề của mình”, bà Beadle giải thích và nói thêm: “Theo luật pháp quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn người, đưa lậu người nhập cư hay bóc lột lao động. Không thể chấp nhận tình trạng các quốc gia châu Âu coi trẻ em VN bị đưa nhập cư lậu là vấn đề của nước khác”.
Dung, một thành viên người Việt của Ecpat UK, kể cô từng bị đưa từ VN sang Trung Quốc, sau đó đến châu Âu. Dọc tuyến đường này, cô từng tìm cách bỏ trốn hoặc cầu cứu nhưng không hề được giúp đỡ. “Tôi chỉ là một đứa trẻ bị những người uy hiếp mình đưa đi khắp châu Âu. Tại Pháp, cảnh sát không giúp tôi và bọn chúng lại tìm ra tôi. Ở Anh, tôi bị đối xử như tội phạm. Tôi muốn dư luận châu Âu hãy thử suy nghĩ nếu điều đó xảy ra với con em họ thì sao”, Dung nói với The Guardian. Theo Mimi Vu thuộc Quỹ liên kết Thái Bình Dương, chính phủ các nước không thể giải quyết vấn đề trên vì họ đã không đầu tư vào những nguồn lực đơn giản như cho cảnh sát học tiếng Việt hoặc tuyển nhân viên xã hội biết nói tiếng Việt.
H.T
Bình luận (0)